| Hotline: 0983.970.780

Giảm thiểu ngay những rủi ro với gỗ dán xuất khẩu

Thứ Ba 14/07/2020 , 08:43 (GMT+7)

Gỗ dán Việt Nam đang đối mặt với các cuộc điều tra từ một số thị trường. Do đó, cần thực hiện ngay các biện phám giảm thiểu rủi ro với gỗ dán xuất khẩu.

Gỗ dán Việt Nam. Ảnh chỉ mang tính minh họa.

Gỗ dán Việt Nam. Ảnh chỉ mang tính minh họa.

Ngày 9/6/2020, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã chính thức đưa ra quyết định điều tra ngành gỗ dán của Việt Nam.

Quyết định của DOC dựa trên cáo buộc của Liên minh Thương mại Công bằng về Gỗ dán cứng Mỹ (Coalition for Fair Trade in Hardwood Plywood) rằng một số công ty xuất khẩu gỗ dán từ Việt Nam vào Mỹ đã vi phạm điều luật về chống lẩn tránh thuế .

Theo cáo buộc của Liên minh Thương mại Công bằng về Gỗ dán cứng Mỹ, một số công ty ở Việt Nam nhập khẩu gỗ dán có nguồn quốc từ Trung Quốc vào Việt Nam.

Sau giai đoạn gia công, sơ chế, lắp ghép tại đây, mặc dù chưa đáp ứng được điều kiện xuất xứ và nhãn mác của Việt Nam, các công ty này xin chứng nhận xuất xứ (COC) từ các cơ quan chức năng của Việt Nam để xuất khẩu các sản phẩm này dưới nhãn mác của Việt Nam vào Mỹ.

Quá trình điều tra của DOC sẽ diễn ra trong vòng 300 ngày, bắt đầu từ ngày khởi xướng điều tra. Trong thời gian điều tra, Chính phủ Mỹ có thể đưa ra các mức thuế tạm thời áp dụng đối với mặt hàng này mà Việt Nam xuất vào Mỹ.

Dựa trên kết luận điều tra chính thức, Chính phủ Mỹ sẽ quyết định có áp thuế chính thức hay không, và nếu có mức thuế này sẽ là bao nhiêu và áp dụng cho những nhóm đối tượng doanh nghiệp nào xuất khẩu từ Việt Nam.

Trước đó, vào ngày 24/4/2020, Ủy ban Thương mại Hàn Quốc công bố kết quả điều tra sơ bộ thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với mặt hàng gỗ dán của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này.

Theo đó mức thuế tạm thời được áp dụng đối với tất cả các sản gỗ dán từ Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này sẽ ở mức 9,18 – 10,56% (6 công ty nằm trong diện điều tra có mức thuế cao hơn). Mức thuế tạm thời được áp dụng từ 29/5-28/9/2020.

Theo TS Tô Xuân Phúc (Forest-Trends), trong 5 năm trở lại đây, ngành gỗ dán của Việt Nam có tốc độ phát triển mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng của ngành trong những năm qua đạt bình quân trên 31%/năm và kim ngạch xuất khẩu tăng trên 20%/năm (đạt 685,4 triệu USD năm 2019).

Sự gia tăng đột biến trong xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang các thị trường xuất khẩu chính làm nảy sinh các rủi ro, và đến nay các rủi ro này đã trở thành hiện thực, đó là những vụ điều tra từ Mỹ, Hàn Quốc ... như đã nói ở trên.

Đáng lo ngại hơn là trong tương lai, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối mặt với các rủi ro, không chỉ đối với mặt hàng gỗ dán mà có thể đối một số mặt hàng khác, ở các thị trường xuất khẩu khác. Bởi gỗ dán sản xuất trong nước và nhập khẩu còn được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất các mặt hàng đồ gỗ mà chủ yếu để xuất khẩu như tủ bếp, ván sàn, đồ gỗ ...

Giá trị xuất khẩu mặt hàng tủ bếp của Việt Nam làm từ gỗ dán đang tăng mạnh trong những năm gần đây. Hiện tủ bếp của Việt Nam được xuất khẩu ở dạng nguyên chiếc hoặc bộ phận đồ gỗ.

Năm 2019 giá trị xuất khẩu của hai nhóm mặt hàng này (tính gộp) tăng 34% so với năm 2018 và đạt hơn 4,8 tỷ USD. 5 tháng đầu năm 2020, dù bị ảnh hưởng bởi Covid-19, giá trị xuất khẩu nội thất phòng bếp và bộ phận đồ gỗ vẫn tăng lần lượt 58% và 17%.

Một thông tin rất đáng chú ý là vào ngày 13/4/2020, Bộ Thương mại Mỹ đã chính thức gia quyết định áp dụng mức thuế CBPG đối với mặt hàng tủ bếp của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường này. Một số sản phẩm thuộc nhóm mặt hàng phòng tắm của Trung Quốc có sử dụng cùng nguồn nguyên liệu với tủ bếp cũng bị áp thuế. Các mức thuế khác nhau được áp dụng cụ thể đối với từng mặt hàng, với hầu hết các mặt hàng bị áp mức thuế 48,5%, có mặt hàng bị áp cao nhất lên tới 293,45%.

Việc Chính phủ Mỹ áp dụng mức thuế CBPG đối với mặt hàng tủ bếp của Trung Quốc đã phát đi thông điệp cảnh báo quan trọng cho nhóm mặt hàng tủ bếp của Việt Nam và các bộ phận đồ gỗ có sử dụng cùng nguồn nguyên liệu với tủ bếp mà Trung Quốc hiện đang xuất vào Mỹ.

Mỹ hiện là thị trường nhập khẩu nhiều mặt hàng nội thất phòng bếp và bộ phận đồ gỗ của Việt Nam. Năm 2019, Mỹ nhập 219,6 triệu USD đồ nội thất phòng bếp và 635,9 triệu USD bộ phận đồ gỗ, chiếm 59% và 81% tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam.

5 tháng đầu năm 2020, hai mặt hàng trên xuất khẩu sang Mỹ tăng lần lượt 124% và 22% về kim ngạch trong khi các mặt hàng đồ nội thất khác giảm.

TS Tô Xuân Phúc và các cộng sự cho rằng có ít nhất 4 loại hình rủi ro hiện đang tồn tại trong chuỗi cung gỗ dán của Việt Nam, bao gồm: rủi ro từ khâu nguyên liệu gỗ rừng trồng đầu vào tới khâu sản xuất ván bóc; rủi ro trong khâu từ sản xuất ván bóc tới gỗ dán; rủi ro trong pha trộn giữa nguồn cung trong nước và luồng cung nhập khẩu; rủi ro trong khâu từ gỗ dán làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất các mặt hàng khác phục vụ xuất khẩu.

Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro cho nhóm hàng gỗ dán xuất khẩu và các sản phẩm gỗ xuất khẩu khác dùng gỗ dán làm nguyên liệu, theo TS Tô Xuân Phúc và các cộng sự, cần phải tiến hành đồng bộ các biện pháp kiểm soát rủi ro trong tất cả các khâu.

Trong đó, ưu tiên cao nhất nên được đặt ra đối với các cơ chế, chính sách và biện pháp nhằm giảm rủi ro đối với nhóm sản phẩm có tín hiệu rủi ro rõ ràng nhất, như mặt hàng tủ bếp và các nhóm đồ gỗ khác.

Thực hiện các ưu tiên này, và các biện pháp đồng bộ khác sẽ không chỉ góp phần giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung gỗ dán hiện tại mà còn cả trong các chuỗi cung khác sử dụng gỗ dán là nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra các mặt hàng xuất khẩu.

Điều này sẽ góp phần giúp ngành gỗ dán và các ngành liên quan phát triển bền vững trong tương lai.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm