| Hotline: 0983.970.780

Giảm thiểu nguy hại rau VietGAP

Thứ Năm 14/08/2014 , 08:15 (GMT+7)

Quy trình thực hành SX nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau quả tươi an toàn là một tiêu chuẩn thực hành nhằm giảm thiểu các nguy cơ về ô nhiễm hóa học, sinh học và vật lý trong quá trình trồng trọt, thu hái, đóng gói sản phẩm.

Đến nay, quy trình này đã được áp dụng vào SX ở nhiều nơi, nhất là các vùng rau tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) và ngoại thành Hà Nội. Các vùng chuyên canh rau màu vùng ĐBSH mới chỉ được áp dụng quy trình này ở những con số khiêm tốn, chủ yếu là các tỉnh thực hiện Dự án Qseap.

Trong khi đó, nhận thức về rau an toàn đối với hầu hết người tiêu dùng cũng như quy trình SX rau này với nông dân vẫn còn chưa đúng hoặc chưa đầy đủ. Để tìm hiểu thế nào là rau an toàn, SX rau an toàn phải giảm thiểu những mối nguy hại nào? Xin được trình bày các mối nguy hại làm rau quả bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Mối nguy an toàn thực phẩm (nguy cơ ô nhiễm) là bất kỳ các tác nhân nào làm cho sản phẩm trở thành một nguy cơ (có hại) về sức khỏe cho người sử dụng. Có 3 dạng mối nguy liên quan đến sản phẩm tươi là nhóm mối nguy sinh học, hóa học và vật lý.

Rau quả an toàn là rau vẫn chứa các mối nguy hại trên nhưng ở mức (ngưỡng) cho phép theo tiêu chuẩn Nhà nước quy định.

Rau quả sạch là rau không chứa bất kỳ một nguy cơ ô nhiễm nào đã nêu trên.

+ Nhóm mối nguy sinh học: Bao gồm các đối tượng vi sinh vật gây bệnh cho con người như vi khuẩn, virus và kí sinh trùng (giun sán). Điển hình là các loại vi khuẩn như: Salmonella gây bệnh thương hàn, vi khuẩn Escherichia coli gây bệnh tiêu chảy cấp,. virus Hepatitis A gây bệnh viêm gan...

Các loài này tồn tại trong đất, nước, phân chuồng, đường ruột người và động vật. Chúng có thể tiếp xúc làm nhiễm bẩn sản phẩm rau, gây bệnh và lây lan ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người và vật nuôi.

Các loại rau ăn củ và ăn lá có nguy cơ cao đối với ô nhiễm này.

+ Nhóm mối nguy hóa học: Là sự có mặt của các hóa chất, kim loại nặng trong rau màu vượt quá ngưỡng cho phép theo quy định của cơ quan có thẩm quyền Nhà nước. Sử dụng các sản phẩm này người ăn sẽ có nguy cơ bị ngộ độc hoặc gây bệnh cấp và mãn tính cho người và vật nuôi.

Các hóa chất cần kể đến đó là các hóa chất trong công nghiệp (xăng, sơn, dầu, nhớt...), trong nông nghiệp (thuốc BVTV và các chất kích thích sinh trưởng...); các kim loại nặng gây bệnh như chì, thủy ngân, asen, cadimi... tồn tại trong đất trồng, nước tưới (chúng phá vỡ hệ thống miễn dịch, viêm khớp và nội tạng...).

Để cải thiện chất lượng, ATVSTP rau quả thì áp dụng thí điểm VietGAP và nhân rộng trên phạm vi cả nước là việc làm cần thiết. Song, trước tiên cần phải thay đổi được nhận thức cho đông đảo người tiêu dùng và người SX về rau an toàn thông qua các buổi tuyên truyền, truyền thông, tập huấn.
Nhờ đó, việc SX cũng như tiêu thụ rau VietGAP mới hiệu quả. Không thể cứ SX rau, cứ bán rau VietGAP khi mà có đến 90% người tiêu dùng còn mù mờ về rau an toàn.

Ngoài ra, hàm lượng Nitơrat (NO3) là một trong những nguy cơ ô nhiễm hóa học nguy hiểm nhất với sức khỏe con người mà từ trước đến nay ít ai biết đến. Nitơrat nếu tích tụ trong cơ thể vượt quá mức chịu đựng của con người sẽ phát tác các bệnh ung thư. Cho nên, các nhà khoa học ví nó là đối tượng “giết người không dao”.

Nhưng tác hại của nó không được người sử dụng nhận ra sớm vì khi ăn rau quả có chứa hàm lượng nitơrat cao thì ta không thấy có triệu chứng gì về ngộ độc do nó là yếu tố gây nguy cơ ngộ độc mãn tính (về lâu dài mới biểu hiện bệnh ra ngoài).

 Khác hẳn với thuốc BVTV, một nguy cơ ô nhiễm gây ngộ độc cấp tính cho người sử dụng (biểu hiện ngộ độc ngay sau khi ăn phải). Chính vì điều này mà người sử dụng rau quả chỉ sợ thuốc BVTV và coi nó là cái cần phải tránh còn nông dân cần phải cách ly khi sử dụng cho rau.

Nguy hại như vậy nhưng người SX lại thường xuyên để rau quả tích lũy một lượng lớn nitơrat, vì NO3 là thành phần cấu tạo nên đạm urê, một loại dinh dưỡng không thể thiếu cho rau trồng hiện nay. Vì không biết được mức độc hại của NO3 nên nông dân nghiễm nhiên lạm dụng đạm urê trong SX rau bán, thậm chí là cả rau ăn trong gia đình mình.

Do vậy, muốn giảm thiểu mối nguy hại về nitơrat cho người sử dụng khi bón urê cho rau quả cần phải có thời gian cách ly để NO3 đào thải ra khỏi sản phẩm rau quả (nhất là các loại rau ăn lá).

Thực tế cho thấy, do chưa biết được mối nguy hại này nên người tiêu dùng vẫn cứ thích rau non, rau xanh được bón nhiều đạm urê khiến cho người SX phải chiều lòng “thượng đế” mà tích cực bón urê thậm chí là lạm dụng khiến cho rau có màu xanh không còn là màu xanh vốn có của giống đó nữa, nước rau luộc cũng xanh lè theo...

Các loại rau ăn lá, ăn củ có nguy cơ ô nhiễm cao về mối nguy hóa học.

+ Nhóm mối nguy vật lý: Bao gồm các vật rắn như mẩu thủy tinh, sắt, gỗ, nhựa, cát, bụi, đá, trang sức... bị lẫn vào sản phẩm trong quá trình thu hoạch và bảo quản nông sản. Vì vậy người trồng cần phải quan tâm giảm thiểu mối nguy hại này trong lúc thu hoạch và sơ chế sản phẩm mới có các sản phẩm rau củ quả an toàn như mong muốn.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm