| Hotline: 0983.970.780

Giao đất rừng ở Hà Tĩnh còn nhiều bất cập

Thứ Sáu 23/11/2018 , 10:05 (GMT+7)

Bên cạnh mặt tích cực, hiện nay lực lượng chức năng đang gặp rất nhiều khó khăn trong công tác bảo vệ diện tích rừng tự nhiên đã giao cho dân vì vướng quy định của Chính phủ... 

Trước khi Đề án “giao đất, cho thuê đất gắn với giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh” ra đời (tháng 12/2013) thì Hà Tĩnh vẫn là địa phương xảy ra nhiều điểm “nóng” liên quan đến phá rừng, tranh chấp đất rừng và các vụ cháy rừng. Sau khi hơn 70.000ha đất lâm nghiệp được giao cho dân làm chủ thì thực trạng trên cơ bản được khắc phục.

17-17-34_1
Việc phát triển rừng sản xuất ở Hà Tĩnh hiện nay khá tốt

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, hiện nay lực lượng chức năng đang gặp rất nhiều khó khăn trong công tác bảo vệ diện tích rừng tự nhiên đã giao cho dân vì vướng quy định của Chính phủ rất cần tháo gỡ bằng những chính sách đặc thù.
 

Hiệu quả thấy rõ

Toàn tỉnh Hà Tĩnh có 360.700ha rừng và đất lâm nghiệp, chủ yếu tập trung nhiều ở các huyện miền núi như Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh… Cuối năm 2013, thực hiện đề án 3952 về việc “giao đất, cho thuê đất gắn với giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp” toàn tỉnh giao được 42.372ha đất lâm nghiệp cho 15.968 hộ, cộng đồng trên địa bàn 138 xã/12 huyện phát triển, đưa tổng diện tích đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân đến năm 2017 lên đạt 71.410 ha/gần 27.000 hộ.

Sau khi có “cần câu cá”, người dân mặc nhiên đầu tư trồng rừng và lựa chọn số một của bà con vẫn là trồng keo. Ông Nguyễn Quang Hào, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Hương Khê cho rằng, không phải đến khi thực hiện đề án 3952 người dân mới chọn cây keo. Trước những năm 2010, họ đã phá bỏ hầu hết diện tích thông để chuyển sang trồng keo nguyên liệu và cây cao su. Mấy năm gần đây, cây cao su lâm vào cảnh khó khăn thì cây keo lại tiếp tục trở thành lựa chọn số 1 để người dân phát triển.

“Một ha keo trồng 5 - 6 năm thu hoạch được khoảng 40 – 50 triệu đồng. Tính về hiệu quả thì không cao lắm nhưng chi phí đầu tư ít, tính an toàn cao và không tốn công chăm sóc, bảo vệ nên người dân Hương Khê nói riêng, Hà Tĩnh nói chung rất “chuộng” cây trồng này”, ông Hào nói.

17-17-34_2
Lực lượng chức năng huyện Hương Sơn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý, bảo vệ diện tích rừng tự nhiên đã giao cho dân

Xét về mặt tích cực, khi rừng được giao cho dân nhận thức của bà con trong việc quản lý, bảo vệ được nâng lên rõ rệt. Tình trạng lấn chiếm đất rừng được hạn chế tối đa, đặc biệt là ngăn chặn vi phạm trong việc sẻ phát rừng trái quy định để trồng keo và công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Theo thống kê của Hạt kiểm lâm Hương Khê, trước năm 2013, bình quân mỗi năm lực lượng chức năng xử phạt trên dưới 10 vụ vi phạm quy định về sẻ phát rừng trái quy định; hầu như năm nào cũng xảy ra 3 – 4 vụ cháy rừng. Tuy nhiên, khoảng 3 năm lại nay số vụ cháy giảm xuống còn 1 vụ, thậm chí năm 2018 đến thời điểm này chưa ghi nhận vụ cháy rừng nào; tình trạng tác động vào rừng trái quy định giảm còn 1 - 3 vụ/năm.
 

Cần tháo gỡ

Bên cạnh mặt tích cực, thì việc giao rừng tự nhiên cho dân làm chủ cũng đang khiến công tác quản lý, bảo vệ của lực lượng chức năng gặp khó khăn. Nguyên nhân là do vướng quy định của Chính phủ.

Ông Nguyễn Văn Thành, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Hương Sơn cho hay, tính đến nay huyện Hương Sơn đã giao hơn 10.800ha rừng tự nhiên cho cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân quản lý, bảo vệ. Số diện tích này được giao cả trước và sau khi thực hiện đề án 3952 của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Sau khi Chính phủ đóng cửa rừng rất nhiều lao động tại các xã miền núi Sơn Hồng, Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Lĩnh, Sơn Lâm… thiếu công ăn việc làm. Họ cần đất rừng sản xuất nhưng khi được nhà nước giao đất lại không được sản xuất trên đó mà chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, trong khi chính sách hỗ trợ cho công tác bảo vệ này lại không có nên bà con cũng có phần bức xúc.

“Mặc dù Chính phủ cấm tác động vào rừng tự nhiên nhưng một số hộ dân nhận thức sai về quyền và nghĩa vụ đối với người được giao rừng nên hàng năm vẫn xảy ra tình trạng sẻ phát, cải tạo rừng tự nhiên trái pháp luật”, ông Thành nhấn mạnh.

Theo Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Hương Sơn, một số diện tích rừng tự nhiên giao cho dân từ những năm 2002, bà con sẻ phát trồng cây bản địa nay đến thời kỳ khai thác nhưng Hạt cũng không dám xác nhận vì không xác định được nguồn gốc. Hay một số diện tích hàng chục năm trước người dân đã sẻ phát, sản xuất keo bây giờ đối chiếu quy định mà phải cấm dân tái sản xuất thì cũng rất bất cập.

Ông Nguyễn Văn Thành: “Trong bối cảnh Chính phủ cấm tác động vào rừng tự nhiên thì Trung ương, tỉnh cần có chính sách hỗ trợ người dân quản lý, bảo vệ diện tích rừng này để giảm áp lực bảo vệ rừng cho lực lượng chức năng. Đồng thời có chủ trương rà soát lại diện tích rừng tự nhiên giao cho dân đã bị tác động để có giải pháp xử lý tối ưu, vừa giúp dân có điều kiện phát triển kinh tế vừa hỗ trợ lực lượng chức năng bảo vệ rừng hiệu quả”.

 

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm