| Hotline: 0983.970.780

Giao dịch tiền tỷ bằng… giấy viết tay

Thứ Ba 21/08/2012 , 10:43 (GMT+7)

Khác với việc mua bán, chuyển nhượng đất trồng chè tại Nông trường Chè Long Phú được xác nhận của lãnh đạo Cty CP Chè Long Phú, ở Ba Vì, việc mua bán đất có giá trị tiền tỷ chỉ được đảm bảo bằng những mảnh giấy viết tay.

Khác với việc mua bán, chuyển nhượng đất trồng chè tại Nông trường Chè Long Phú được xác nhận của lãnh đạo Cty CP Chè Long Phú, ở Ba Vì, việc mua bán đất có giá trị tiền tỷ chỉ được đảm bảo bằng những mảnh giấy viết tay.

>> Mua đất nông trường dễ như mua rau!


Nhiều thửa đất được người dân vô tư giao bán chỉ với bản hợp đồng như thế này và những mảnh giấy viết tay

Đất công, “ông” cứ bán

Tiếp tục hành trình đi “mua đất” tại các nông trường, chúng tôi đến xã Yên Bài (Ba Vì, Hà Nội). Thấy chúng tôi dừng xe đứng chỉ trỏ dọc con đường chạy vào xã Yên Bài, một thanh niên từ cửa hàng sửa xe máy bên đường lập tức phi ngay sang bắt chuyện. Qua màn “chào hỏi”, chúng tôi được biết anh thợ sửa xe tên Thông này có bố mẹ là công nhân của Nông trường Việt Mông trước kia. Gia đình anh có một mảnh đất được Nông trường giao khoán ở khu vực Đảo Dài và đang muốn tìm người để bán.

Theo chân anh Thông về Đảo Dài, chúng tôi được ông Minh, bố đẻ anh Thông, cho xem Hợp đồng khoán đất trồng cây lâu năm theo NĐ01 của Chính phủ. Theo đó thì hộ gia đình bà Doãn Thị Nguyên (vợ ông Minh) ở đội 4 được Nông trường Việt Mông giao cho 2.824 m2 ở thửa số 1 lô 35 tờ BĐGT 4 khu đất Đảo Dài kể từ ngày 10/8/2005. Thời hạn của hợp đồng là 50 năm.

Khi chúng tôi hỏi về thủ tục giấy tờ trong việc chuyển nhượng khu đất này, ông Minh cho biết: “Mọi giao dịch mua bán đều chỉ được ghi nhận bằng giấy viết tay giữa người bán và người mua. Hiện tại đất này là đất không ai quản lý nên cả Cty CP Việt Mông (tiền thân là Nông trường Việt Mông) và UBND xã Yên Bài đều không thể chứng nhận việc mua bán đất giữa các bên được”.


Đất chuyên trồng chè cũng được mang ra bán

 Cùng với tờ giấy chuyển nhượng viết tay có chữ ký của 2 bên, ông Minh cho biết khách hàng còn sẽ được nhận đầy đủ hồ sơ của thửa đất mà nông trường giao cho người dân gồm: 1 hợp đồng khoán đất trồng cây lâu năm theo NĐ01, 1 đơn xin nhận hợp đồng khoán sử dụng khai thác đất theo NĐ01, Trích lục bản đồ đất giao khoán, Biên bản bàn giao khoán đất hợp đồng khoán, Sổ thanh toán khoán hộ gia đình.

Không chỉ riêng gia đình ông Minh, từ trước đến nay, rất nhiều lô, thửa đất, nhiều quả đồi thuộc sự quản lý của Cty Việt Mông đã được chuyển chủ theo dạng “trao tay”. Hỏi tại sao không mang giấy đến chính quyền, hoặc đến thẳng Cty để xác nhận việc chuyển nhượng, những người dân đã chuyển nhượng đất khẳng định, chỉ có giấy mua bán trao tay, vì đất này hiện không có cơ quan nào quản lý, nói cách khác là vô chủ, nên chủ đất mặc nhiên… được bán.

Tìm hiểu của NNVN, được biết, tại đây, nhiều hộ dân và một số tổ chức đã xây dựng công trình và nhà kiên cố, xưởng sản xuất, cửa hàng dịch vụ… trên diện tích đất nhận khoán trồng cây, hoặc đất được đơn vị cho mượn. Không những vậy, diện tích đất, ao hồ giao khoán tại nhiều khu vực đã bị san ủi lấp, làm biến dạng đất, để sử dụng sai mục đích nhận khoán…

Quản lý lộn xộn

Theo như phần cam kết giữa bên giao khoán và bên nhận khoán tại bản hợp đồng giao khoán đất giữa Nông trường Việt Mông với các hộ gia đình mà chúng tôi được xem ghi rõ: “Quá 6 tháng hộ nhận đất khoán không khai thác và không làm nghĩa vụ của người nhận đất khoán, hoặc sử dụng đất sai mục đích, kém hiệu quả thì nông trường có quyền đình chỉ hợp đồng để giao khoán cho hộ khác”.

Thế nhưng về địa phận xã Yên Bài, nơi tập trung nhiều đất đai của Nông trường Việt Mông nhất, chúng tôi nhận thấy khá nhiều người dân ở đây đã tiến hành chuyển nhượng đất giao khoán 50 năm của nông trường cho người khác sử dụng sai mục đích.

Trên những mảnh đất khoán đó, thay vì hình ảnh những khu chăn nuôi, trồng trọt, nhiều biệt thự kiên cố đã mọc lên cho dù trong điều 8 Quy định việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước (Ban hành kèm theo NĐ 01/CP ngày 04/1/1995 của Chính phủ) nêu rõ: Người được giao đất chỉ được làm lán tạm để bảo vệ sản xuất, cất giữ dụng cụ, vật tư sản xuất...


Biệt thự thi nhau mọc lên trên đất giao khoán

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Mễ, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Bài cho biết: “Năm 2009, việc mua bán bất động sản trên địa bàn xã Yên Bài rất ít. Năm 2010 thì nhiều hơn, song từ năm ngoái đến giờ thì giao dịch lại đình trệ. Tuy nhiên, thực trạng chung là cả người bán lẫn người mua đều không thông qua UBND xã mà tự chuyển nhượng đất cho nhau bằng giấy viết tay. Lộn xộn nhất vẫn là ở khu vực đất của Nông trường Việt Mông cũ”.

Theo kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra liên ngành TP Hà Nội, nhiều đơn vị đang được giao quản lý sử dụng đất đai đã tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cho mượn đất làm nhà ở và làm vườn, thậm chí còn xảy ra tình trạng chuyển nhượng sau khi được nhận khoán. Điển hình là Cty CP Việt Mông (trước đây là Nông trường Việt Mông). Cty này đã giao 455,6 ha đất cho các hộ cá nhân làm vườn, trồng rừng không đúng quy định. Trong số 925 ha đất được bàn giao, Cty chỉ trực tiếp sử dụng gần 30 ha, chiếm tỷ lệ 0,03%.

Theo ông Mễ thì khi nông trường giải thể, UBND xã mới chỉ được bàn giao quản lý 450 hộ dân, tương đương với 2.000 nhân khẩu, chưa được bàn giao quản lý đất đai mà công nhân của nông trường đang sinh sống, canh tác. Chính vì vậy, dù đã tạm đặt tên cho những cộng đồng dân cư mới là thôn Việt Yên và thôn Phú Yên nhưng thực tế suốt những năm qua, 2 thôn mới này vẫn chưa có quyết định thành lập và chưa được công nhận trên bản đồ hành chính. Chính vì chưa được quản lý đất nên UBND xã không thể xác nhận một trường hợp mua bán, chuyển nhượng nào liên quan đến đất của nông trường.

Ông Mễ cho biết thêm, trước tình hình người dân sinh sống trên địa bàn xã đua nhau rao bán đất khoán 50 năm của Nông trường Việt Mông, UBND xã chỉ có thể tổ chức các buổi họp, tuyên truyền cho bà con phải ý thức được việc giữ gìn tư liệu sản xuất. Nếu không khi bán đất trồng trọt đi rồi mà không chuyển đổi được ngành nghề thì sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng thất nghiệp, tiền tỷ rồi cũng sẽ hết, đấy là chưa kể những tệ nạn xã hội sẽ phát sinh khi người nông dân bỗng nhiên có quá nhiều tiền.

Trao đổi xung quanh vấn đề này, bà Đặng Thị Nguyệt, Chủ tịch HĐQT Cty CP Việt Mông cho biết: “Quản lý đất của Nông trường Việt Mông cũ quá lỏng lẻo. Có nhiều người ở nơi khác đến nhận khoán với GĐ Nông trường cũ 5.000 - 7.000 m2, giờ thấy đất lên giá thì đem rao bán. Có người gọi điện cho tôi nhờ tách sổ gốc thành nhiều sổ mới có diện tích nhỏ để bán và hứa cho tôi một khoản tiền lớn. Tôi đã trả lời rất rõ là Cty chỉ quản lý cho Nhà nước diện tích đất khoán trên và không được quyền tách sổ gốc như yêu cầu. Chính vì thế khi mua bán, giao dịch đất khoán 50 năm với dân, nhiều khi các nhà đầu tư chỉ được nhận những tờ giấy mua bán viết tay và không có bất cứ sự chứng nhận nào của chính quyền hay nông trường, cũng như không có sổ đất kèm theo”.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm