| Hotline: 0983.970.780

Giao thông đi trước, kinh tế theo sau

Thứ Tư 08/12/2021 , 09:21 (GMT+7)

Trong 19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới (NTM), Bình Định nổi bật với tiêu chí đường giao thông. Khi giao thông được thuận lợi sẽ kết nối giao thương vùng nông thôn...

Tiêu chí giao thông vượt kế hoạch

Thực hiện chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn (GTNT), giai đoạn 2016-2020, các địa phương trong tỉnh Bình Định đã tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước và chủ động lồng ghép nhiều chương trình, dự án, đồng thời huy động nguồn lực trong dân để hoàn thiện hạ tầng GTNT.

Theo ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, quá trình xây dựng NTM, trong 19 tiêu chí, Bình Định nổi bật với tiêu chí đường giao thông. Hệ thống GTNT từ thôn đến xã, từ xã đến huyện hầu hết đã được bê tông hóa hoặc cứng hóa. Những tuyến đường từ xã đến huyện theo chuẩn đồng bằng rộng từ 7m trở lên đều đã được nhựa hóa.

“Bình Định duy trì chính sách hỗ trợ xi măng để các địa phương duy tu, bảo dưỡng những tuyến GTNT đã làm trước đó nhưng bị hư hỏng sau những mùa mưa lũ. Qua mùa mưa lũ, các địa phương đăng ký danh mục, tỉnh hỗ trợ 100% xi măng để nâng cấp, sửa chữa những tuyến đường đã xây dựng trước đây. Chính sách này được thực hiện đến 2025. Hạ tầng giao thông được xây dựng hoàn chỉnh, cảnh quan môi trường khu vực nông thôn đổi thay rất nhiều, góp phần không ít vào sự thúc đẩy sự phát triển KT-XH của tỉnh”, ông Đào Văn Hùng cho hay.

Trong xây dựng nông thôn mới Bình Định nổi bật tiêu chí đường giao thông nông thôn. Ảnh: V.Đ.T

Trong xây dựng nông thôn mới Bình Định nổi bật tiêu chí đường giao thông nông thôn. Ảnh: V.Đ.T

Tính đến nay, Bình Định đã có 100% đường trục xã, liên xã được bê tông hóa hoặc nhựa hóa, với tổng chiều dài 1.505km, nâng tổng chiều dài đường GTNT trên toàn tỉnh được bê tông xi măng lên 9.169km, vượt 1.630 km so với kế hoạch; đường trục thôn, xóm được bê tông đạt 96,3%, với tổng chiều dài 2.208km; đường ngõ, xóm bê tông và cứng hóa không lầy lội đạt 93,9%, với tổng chiều dài 2.320km.

Cũng theo ông Hùng, xây dựng NTM ở Bình Định này đạt được những kết quả trên là nhờ được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh; của các ngành, các cấp từ tỉnh đến huyện, xã. Ở những nơi xây dựng NTM thành công, niềm tin của người dân vào các chủ trương, chính sách, sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền được nâng cao.

“Quá trình xây dựng NTM đã làm thay đổi nhận thức của đa số người dân, thu hút họ chung tay. Từ chỗ số đông còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước đã chuyển dần sang chủ động, tích cực tham gia vào xây dựng NTM. Xây dựng NTM đã trở thành phong trào sôi nổi rộng khắp cả tỉnh”, ông Hùng khẳng định.

Kinh tế phát triển theo

Xác định “giao thông đi trước, phát kinh tế theo sau”, trong quá trình xây dựng NTM, các địa phương ở Bình Định tập trung nguồn lực để sớm hoàn thành tiêu chí đường giao thông. Song song, các địa phương kết hợp làm đường GTNT với cứng hóa đường nội đồng để tạo thuận lợi cho người dân sản xuất nông nghiệp.

Bộ đội giúp dân Bình Định làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: V.Đ.T

Bộ đội giúp dân Bình Định làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: V.Đ.T

Sở NN-PTNT Bình Định vừa tham mưu UBND tỉnh chính sách dành cho những địa phương đạt chuẩn NTM bó vỉa hành lang 2 bên đường đã nhựa hóa. “Giai đoạn 2021-2025, thị xã An Nhơn và thị xã Hoài Nhơn sẽ tập trung đầu tư nhựa hóa các tuyến đường bê tông đã đạt chuẩn. Thị xã An Nhơn còn trích ngân sách địa phương hỗ trợ tiến hành nhựa hóa nhiều tuyến đường. Mô hình này đang được các địa phương khác học tập làm theo”, ông Đào Văn Hùng cho hay.

Cũng theo ông Hùng, với mục tiêu tạo điều kiện cho người dân nông thôn tăng thu nhập, trong quá trình xây dựng NTM, bên cạnh làm tăng thu nhập cho nông dân sản xuất nông nghiệp, Bình Định còn thúc đẩy người dân các vùng nông thôn tham gia các hoạt động dịch vụ để tăng thêm thu nhập. Khi giao thông hoàn chỉnh, các địa phương hình thành trung tâm hành chính xã, khi ấy sẽ phát triển các hoạt động dịch vụ thương mại. Khi ấy các vùng nông thôn sẽ có điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động sang các loại hình dịch vụ, thương mại.

“Trong thời gian tới, UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương quy hoạch lại khu dân cư, đưa những hộ dân đang ở những khu vực heo hút tập trung về định cư tại trung tâm cụm xã để có điều kiện tăng thêm thu nhập từ các hoạt động thương mại, dịch vụ”, ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, chia sẻ.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Chủ nhân của 5 sản phẩm thêu tay OCOP và tâm huyết gìn giữ nghề

Nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng- Giám đốc Hợp tác xã thêu tay Mỹ Đức quê ở xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, TP Hà Nội, nơi từng có một thời hoàng kim của nghề thêu.