| Hotline: 0983.970.780

Giàu nhờ lúa nếp

Thứ Tư 09/07/2014 , 08:24 (GMT+7)

Đến ấp Hậu Giang 2, xã Tân Hòa, huyện Phú Tân, An Giang hỏi ai trồng lúa giỏi nhất thì bà con cho biết, tiếng nổi như cồn ở đây không ai khác ngoài ông Lê Hiền Đệ.

Ông chính là người đã nhiều năm rinh về danh hiệu “Nông dân SX giỏi” của tỉnh, đồng thời là Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Nông dân vì cộng đồng” của ấp.

Thầy giáo mê ruộng

Là con út trong một gia đình có 8 anh em, học xong ông Đệ về dạy tại trường cấp 1 trong ấp. Được 3 năm thì anh chị trong gia đình lần lượt ra ở riêng, chẳng còn ai phụ giúp cha mẹ việc đồng áng nên ông đành từ bỏ việc đứng lớp để về gánh vác ruộng vườn.

Năm 1991, tận dụng thế mạnh của quê nhà là vùng chuyên canh lúa nếp lớn, nổi bật là giống nếp CK92 chất lượng cao, độ dẻo và hương thơm đặc trưng, ông Đệ quyết định theo đuổi giống nếp này. Tuy nhiên, lối canh tác truyền thống lại thêm kinh nghiệm còn mỏng khiến mảnh ruộng 1 ha của ông năm nào cũng chỉ cho năng suất nhàng nhàng.

“Sau khi nghỉ dạy tôi tập trung công sức vào làm ruộng nhưng không biết canh tác, không nắm được kỹ thuật nên ruộng đầy cỏ, lúa cứ còi cọc không phát triển, cũng không biết phun xịt ra sao nên năng suất ở mức lè tè mà chi phí đầu tư thì nhiều”, ông nhớ lại.

Ấy vậy mà người thầy giáo này vẫn kiên trì trồng lúa nếp 5 năm với hy vọng sẽ có ngày đổi khác. Và rồi cái ngày đó đã đến khi ông có dịp mắt thấy, tay sờ mô hình trồng lúa theo phương pháp tiên tiến và được tham dự một lớp học "Giải pháp tích hợp trong canh tác lúa” vào năm 1998 do Cty Syngenta VN tổ chức nhằm phổ biến rộng rãi kỹ thuật canh tác lúa, nâng cao tay nghề cho bà con khắp vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long.

“Năm đầu tiên, áp dụng mô hình giảm được khoảng 10% chi phí phân bón, thuốc BVTV, năng suất nếp có tăng hơn nhưng chưa được như mong muốn. Tuy nhiên, tôi luôn tìm tòi, học hỏi xem có thể cải thiện được những điểm nào trong các khâu canh tác và cứ như vậy mỗi năm lại thêm một tiến bộ”, ông Đệ bộc bạch.

Chia sẻ về hiệu quả thuốc BVTV của Syngenta, ông tâm sự: “Cách đây nhiều năm khi có dịch sâu cuốn lá ăn trắng cả cánh đồng, nhờ đã phun bằng Virtako 40WG ngay khi bướm rộ nên ruộng nhà tôi chỉ bị sâu ăn khoảng 10%, hầu như không ảnh hưởng gì đến năng suất lúa.

Với loại thuốc hiệu quả vượt trội như vầy thì dù giá có nhỉnh hơn các loại khác một chút vẫn là sự lựa chọn lý tưởng cho nhà nông”.

Thành công tiếp nối thành công đã giúp cho ông Đệ “tậu” thêm được vài ha đất, nâng tổng diện tích lên 4 ha canh tác lúa nếp với 3 vụ/năm. Vẻ mặt phấn khởi, ông hồ hởi cho biết, vụ ĐX vừa qua năng suất đạt gần 12 tấn/ha, với giá bán 4.100 - 4.300 đ/kg, sau khi trừ chi phí đầu vào khoảng 24 triệu đ/ha, số lãi thu được là trên 96 triệu đ/4 ha.

Gắn bó lâu năm với cây lúa, ông Đệ tâm niệm rằng làm giàu từ lúa không khó nếu biết tận dụng những lợi thế nông nghiệp của địa phương mình cùng với việc nắm vững kiến thức canh tác và say mê học hỏi để nâng cao hiệu quả SX.

Vụ TĐ lợi nhuận không thua kém gì ĐX nên ông thu về khoảng 90 triệu đồng. Riêng vụ HT thấp nhất cũng lãi trên 70 triệu đồng. Như vậy với việc canh tác 3 vụ nếp trên diện tích 4 ha, nguồn thu nhập của gia đình lên tới trên 250 triệu đ/năm, một con số mà bất kỳ người trồng lúa nào cũng ao ước đạt được.

Truyền lửa đam mê

Nói về tâm huyết và đam mê lúa thì khó có ai sánh bằng ông Đệ khi “cứ 1 đến 2 ngày là tôi ra thăm ruộng ở những chỗ xa, còn ruộng nếp ở sau nhà là một ngày phải thăm 3 - 4 lần”, ông bộc bạch.

Ruộng nằm ở 3 xã khác nhau nên mỗi sáng thăm đồng cũng là một vòng giao lưu cùng anh em bà con bên tách cà phê để chia sẻ kinh nghiệm canh tác. “Từ trước đến nay, tôi hướng dẫn kỹ thuật cho khoảng 70 nông dân quanh khu vực. Trong số đó có nhiều bà con học hỏi và tiến bộ nhanh chóng như anh Lâm Văn Trúc, Huỳnh Bá Đương và đặc biệt là chị Lê Thị Tú, người từng SX lúa năng suất thấp nhất vùng nhưng giờ đã vượt bậc và có cuộc sống khấm khá hơn trước rất nhiều.

Không chỉ riêng tôi mà nông dân quanh đây ai nấy đều phấn khởi vì đã giúp được bà con xung quanh mình cùng tiến bộ”, ông Đệ tự hào.

Không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức từ những lớp tập huấn kiến thức nông học trên cây lúa để đạt năng suất vượt bậc, ông Đệ còn luôn hào hứng chia sẻ với bà con lân cận cùng áp dụng để thực hiện mô hình ruộng mẫu theo các bước “Khỏe mạ”, “Sung chồi”, “Đều đòng”, “Đầy hạt”, giúp tăng năng suất và giảm chi phí so với tập quán cũ của nông dân.

Từ đó, UBND xã Tân Hòa quyết định cho thành lập Câu lạc bộ nông dân ở ấp Hậu Giang 2 với 25 thành viên mà ông Đệ được tín nhiệm bầu làm Chủ nhiệm nhằm tạo điều kiện cho bà con giúp nhau cùng tiến bộ.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm