| Hotline: 0983.970.780

GIC góp phần thay đổi tư duy của nông dân An Giang

Thứ Năm 21/12/2023 , 06:00 (GMT+7)

Dự án GIC góp phần thay đổi tư duy, tập quán của nông dân An Giang, từ sản xuất theo truyền thống sang sản xuất kinh doanh theo nhu cầu thị trường.

Gói hỗ trợ kỹ thuật 'Lớp học kinh doanh cho nông dân' đã tổ chức 62 lớp tập huấn cho gần 1.500 người tại 17 HTX trên địa bàn tỉnh An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Gói hỗ trợ kỹ thuật “Lớp học kinh doanh cho nông dân” đã tổ chức 62 lớp tập huấn cho gần 1.500 người tại 17 HTX trên địa bàn tỉnh An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Dự án “Các Trung tâm đổi mới Sáng tạo Xanh” (GIC) do chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ, thông qua Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), triển khai giai đoạn 2021 - 2025, tại 6 tỉnh ĐBSCL, trong đó có An Giang. Dự án GIC góp phần thay đổi tư duy, tập quán sản xuất của nông dân An Giang, từ sản xuất theo truyền thống sang sản xuất kinh doanh theo nhu cầu thị trường. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng lợi nhuận, giảm giá thành và bảo vệ môi trường, hướng đến sản xuất nông nghiệp xanh, nền nông nghiệp cacbon thấp

Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án GIC tỉnh An Giang, trong năm 2023, An Giang đã triển khai các hoạt động hỗ trợ từ dự án GIC cho nông dân trên địa bàn tỉnh, với kết quả bước đầu đã giúp người dân cập nhật được những thông tin mới về sản xuất, đặc biệt là các giải pháp kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất bảo quản và giảm thất thoát trong quá trình sản xuất, tiếp cận thị trường.

 Các hướng dẫn về quản lý dinh dưỡng đã giúp nông dân hiểu rõ tầm quan trọng của việc phân tích dinh dưỡng trong đất để xây dựng công thức phân bón cân đối, phù hợp từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, đồng thời tăng hiệu quả sử dụng phân bón và tiết kiệm chi phí sản xuất.

Dự án giúp các HTX xây dựng chiến lược quảng bá và marketing giới thiệu sản phẩm, thúc đẩy sản xuất mang tính bền vững hơn, điển hình như máy đảo trộn rơm của GIZ tài trợ đã giúp HTX Phú Thạnh sử dụng hỗn hợp rơm rạ làm phân bón hữu cơ. Từ đó, mở ra hướng mới trong tận dụng tài nguyên, hướng đến nền nông nghiệp cacbon thấp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do đốt rơm rạ. 

Dự án GIC góp phần thay đổi tư duy, tập quán sản xuất của nông dân An Giang, từ sản xuất theo truyền thống sang sản xuất kinh doanh theo nhu cầu thị trường. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Dự án GIC góp phần thay đổi tư duy, tập quán sản xuất của nông dân An Giang, từ sản xuất theo truyền thống sang sản xuất kinh doanh theo nhu cầu thị trường. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để đạt được những kết quả đó, Ban Quản lý Dự án GIC tỉnh An Giang đã triển khai đều đặn và đúng tiến độ các gói hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân. Theo đó, gói hỗ trợ kỹ thuật “Lớp học kinh doanh cho nông dân” đã tổ chức 62 lớp tập huấn cho gần 1.500 người tại 17 HTX. Gói hỗ trợ kỹ thuật “Nâng cao năng lực kinh doanh cho các hợp tác xã lúa gạo” đã tổ chức 8 lớp tập huấn cho 170 người của 17 HTX. Bên cạnh đó, thực hiện 153 cuộc huấn luyện sau đào tạo cho 17 HTX lúa gạo trên địa bàn tỉnh.

Thông qua các gói hỗ trợ này, nông dân đã được hướng dẫn tính toán chi phí canh tác, xác định được chi phí, chi tiêu của gia đình. Các nội dung này kết hợp với nhau, giúp nông dân tự cân đối tài chính của hộ gia đình, tránh tình trạng thiếu hụt nguồn tiền, hay gặp khó về tài chính…

Trong gói hỗ trợ về huấn luyện nông dân, xây dựng mô hình và các khoản hỗ trợ khác về sản xuất lúa, An Giang đã tổ chức các lớp tập huấn về canh tác lúa gạo theo tiêu chuẩn bền vững SRP và lớp tập huấn về quản lý dịch hại tổng hợp IPM, quản lý dư lượng thuốc BVTV. Qua đó, giúp nông dân cập nhật các kiến thức, tiêu chuẩn canh tác lúa gạo bền vững, cập nhật biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, sử dụng thuốc BVTV hiệu quả, hạn chế dư lượng trong sản phẩm, góp phần giảm chi phí, tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường.

Dự án giúp các HTX xây dựng chiến lược quảng bá và marketing giới thiệu sản phẩm, thúc đẩy sản xuất mang tính bền vững hơn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Dự án giúp các HTX xây dựng chiến lược quảng bá và marketing giới thiệu sản phẩm, thúc đẩy sản xuất mang tính bền vững hơn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đặc biệt, dự án đã thực hiện được 6 mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn SRP kết hợp trồng hoa sinh thái để quản lý dịch hại, giảm sử dụng thuốc BVTV, bón phân cân đối và tưới tiết kiệm nước. Qua lớp tập huấn, nông dân đã hiểu và áp dụng tiêu chuẩn sản xuất lúa gạo bền vững SRP vào sản xuất đạt khoảng 86%. Theo đó, có 112/150 nông dân (chiếm tỷ lệ 74,7%) sản xuất theo hướng tiêu chuẩn SRP.

Ở gói hỗ trợ “Nâng cao chuỗi giá trị xoài”, An Giang đã tổ chức 10 lớp tập huấn cho 515 người của HTX Long Bình và HTX GAP Cù Lao Giêng. Các kiến thức về quản lý nước tưới tiết kiệm và dinh dưỡng cho cây xoài. Quản lý sâu bệnh hại, quy định về đối tượng kiểm dịch thực vật và dư lượng thuốc BVTV trong xuất khẩu trên xoài, đồng thời hướng dẫn thực hành cách bón phân, vận hành hệ thống tưới tự động, cắt tỉa cành, phân loại, sơ chế bảo quản xoài giảm thất thoát sau thu hoạch đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

'Nâng cao chuỗi giá trị xoài' An Giang đã tổ chức 10 lớp tập huấn cho 515 người của HTX Long Bình và HTX GAP Cù Lao Giêng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

“Nâng cao chuỗi giá trị xoài” An Giang đã tổ chức 10 lớp tập huấn cho 515 người của HTX Long Bình và HTX GAP Cù Lao Giêng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Dự án hỗ trợ thực hiện 1 mô hình thí điểm về quy trình sản xuất xoài Keo tại HTX Long Bình, An Phú với quy mô 1,7ha. Dự án đã lắp đặt hệ thống tưới tự động, bố trí để so sánh hiệu quả của việc tưới phun và tưới nhỏ giọt, giúp nông dân trực tiếp học hỏi qua mô hình cụ thể, để họ tự đánh giá và áp dụng kỹ thuật, công nghệ tưới phù hợp cho vườn xoài của mình.

Đến nay, nông dân tại mô hình đã học hỏi và áp dụng theo các kỹ thuật tiên tiến, giảm thất thoát trong sản xuất và nâng cao chất lượng quả xoài đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu.

Để dự án đạt được hiệu quả trong thời gian tới, Ban Quản lý dự án GIC đã mời gọi các doanh nghiệp kết nối tiêu thụ lúa đạt tiêu chuẩn SRP làm cơ sở để nông dân mạnh dạn đổi mới, sáng tạo từ mô hình. Đồng thời, tiếp tục xây dựng các mô hình đổi mới sáng tạo mới về nông nghiệp tuần hoàn, giảm phát thải… để nông dân, HTX hiểu, thực hành, ứng dụng vào sản xuất góp phần cải thiện thu nhập và bảo vệ môi trường. Song song đó, cần hỗ trợ tập huấn thêm về đánh giá nội bộ và thành lập các nhóm nông dân để các HTX thực hành tốt hơn về đánh giá cấp độ bộ tiêu chuẩn SRP.

Xem thêm
Cuộc cách mạng giữ môi trường chăn nuôi

ĐỒNG NAI Là thủ phủ chăn nuôi đầu tiên của cả nước, Đồng Nai quyết tâm ngưng hoặc di dời hàng ngàn cơ sở, trang trại không đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn.

Hỗ trợ người dân xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh

QUẢNG BÌNH Đến nay, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã xây dựng được 3 địa phương là vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh cấp xã.

Liên kết và cơ giới hóa để mở rộng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao

KIÊN GIANG Liên kết trong tổ chức sản xuất và đầu tư cơ giới hóa đồng bộ là yếu tố then chốt để nhân rộng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao tại ĐBSCL.

Khám tổng thể sức khỏe đất: [Bài 2] Sử dụng đất là bài toán vô cùng linh hoạt

Trong các nhiệm vụ đánh giá chất lượng đất đai tại địa phương, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa sẽ phải chỉ ra các rủi ro nếu bố trí cây trồng không hợp lý.