| Hotline: 0983.970.780

10.000 nông dân ĐBSCL được đào tạo canh tác lúa gạo bền vững

Thứ Năm 14/09/2023 , 17:26 (GMT+7)

Dự án GIC đã đào tạo, tập huấn trên 10.000 nông hộ và hơn 90 hợp tác xã thực hành sản xuất lúa gạo bền vững.

Giai đoạn 2020 - 2024, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) triển khai Dự án “Các trung tâm đổi mới sáng tạo xanh” (gọi tắt là Dự án GIC).

Mô hình trình diễn sản xuất lúa carbon thấp thuộc Dự án GIC triển khai tại huyện Thới Lai, TP Cần Thơ. Ảnh: Kim Anh.

Mô hình trình diễn sản xuất lúa carbon thấp thuộc Dự án GIC triển khai tại huyện Thới Lai, TP Cần Thơ. Ảnh: Kim Anh.

Dự án được triển khai tại 6 tỉnh, thành vùng ĐBSCL là: An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng và TP Cần Thơ với mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi lúa gạo theo hướng chất lượng cao, canh tác lúa gạo bền vững SRP. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động đổi mới sáng tạo từ các địa phương, Dự án GIC sẽ thúc đẩy kết nối thị trường, nâng cao chuỗi giá trị, cải thiện thu nhập, tạo thêm việc làm mới cho nông dân và các HTX.

Đến nay, Dự án GIC đã đào tạo trên 10.000 nông dân và hơn 90 HTX thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn SRP – Bộ tiêu chuẩn về sản xuất lúa gạo bền vững, gồm các tiêu chí liên quan đến lợi nhuận, năng suất lao động, chất lượng nước, đa dạng sinh học, phát thải nhà kính…

Ngoài ra, thông qua kết quả kiểm soát dư lượng trong 44 mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn SRP mà dự án đã thực hiện, các mẫu gạo giảm được chỉ số dư lượng xuống rất thấp so với trước khi thực hiện mô hình. Việc đo đếm khí phát thải cũng được dự án thực hiện. Tính toán của các chuyên gia từ Viện Lúa ĐBSCL dựa trên công cụ tính toán của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) cho thấy, mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn SRP ước lượng giảm khoảng 40 – 56% khí phát thải tương đương, giảm hơn 15% lượng nước sử dụng, tăng lợi nhuận lên 26%.

Bộ tài liệu tập huấn giảng viên đào tạo sản xuất lúa gạo bền vững SRP. Ảnh: Kim Anh.

Bộ tài liệu tập huấn giảng viên đào tạo sản xuất lúa gạo bền vững SRP. Ảnh: Kim Anh.

Dự án đã đào tạo được 50 giảng viên đủ điều kiện huấn luyện cho nông dân sản xuất đạt tiêu chuẩn SRP. Đồng thời, Ban quản lý Dự án GIC phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và IRRI đã hoàn thành và cho ra mắt bộ tài liệu tập huấn giảng viên đào tạo sản xuất lúa gạo bền vững SRP.

Từ nay đến khi kết thúc Dự án, Ban quản lý Dự án GIC sẽ tập trung mở rộng bộ tài liệu huấn luyện về tiêu chuẩn SRP cho cán bộ kỹ thuật ở các tỉnh ĐBSCL. Phát triển ứng dụng đánh giá thực hành tiêu chuẩn SRP và phối hợp với Ban quản lý dự án Trung ương (Bộ NN-PTNT) xây dựng phương pháp luận, triển khai hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) cho các hoạt động giảm khí phát thải trong sản xuất lúa gạo.

Xem thêm
Doanh nghiệp Việt nghiên cứu đầu tư chăn nuôi an toàn sinh học tại Canada

ĐỒNG NAI Trước áp lực siết chặt quy định về môi trường và dịch bệnh, một số doanh nghiệp ở Đồng Nai có xu hướng chuyển hướng đầu tư chăn nuôi an toàn sinh học tại Canada.

Hỗ trợ người dân xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh

QUẢNG BÌNH Đến nay, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã xây dựng được 3 địa phương là vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh cấp xã.

Khám tổng thể sức khỏe đất: [Bài 2] Sử dụng đất là bài toán vô cùng linh hoạt

Trong các nhiệm vụ đánh giá chất lượng đất đai tại địa phương, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa sẽ phải chỉ ra các rủi ro nếu bố trí cây trồng không hợp lý.