| Hotline: 0983.970.780

Giống lợn đen bản địa thịt thơm ngon ở bản biên giới Việt - Lào

Thứ Ba 28/11/2023 , 10:52 (GMT+7)

NGHỆ AN Nậm Giải là xã biên giới Việt - Lào thuộc huyện miền núi cao Quế Phong (Nghệ An). Người dân bản Pục ở đây nuôi giống lợn đen bản địa có từ xa xưa.

Xã Nậm Giải có khu vực chăn nuôi tập trung ở bản Pục. Tại đây, bà con chăn nuôi lợn, trâu, bò… và chỉ sử dụng nguồn thức ăn sẵn có như ngô, khoai, sắn, chuối rừng… để nuôi lợn; cỏ tự nhiên và lá cây xanh để nuôi trâu, bò. Hiện ở đây đang chủ yếu nuôi giống lợn đen bản địa có từ xa xưa để lại.

Từ trụ sở UBND xã Nậm Giải phải đi bộ hơn 10km, vượt qua nhiều khe, suối, đồi núi mới đến thung lũng Huồi Kháng, nằm cách biệt trong rừng sâu đại ngàn. Nơi đây được nhiều hộ dân bản Pục chọn làm khu vực chăn nuôi tập trung.

Lợn đen bản địa được nuôi ở bản Pục. Ảnh: Xuân Hoàng.

Lợn đen bản địa được nuôi ở bản Pục. Ảnh: Xuân Hoàng.

Tại thung lũng Huồi Kháng, chúng tôi gặp chị Ngân Thị Thu đang chăm sóc hàng chục con lợn đen của gia đình. Chị cho biết, vợ chồng chị ở bản Pục vào đây lập nghiệp, chăn nuôi giống lợn đen này từ năm 2018.

Những năm gần đây, ngoài việc bán lợn thịt, lúc nào trong chuồng nhà chị Thu cũng duy trì đàn lợn khoảng 20 – 25 con, khách cần mua lợn thịt hay lợn giống đều được cung cấp kịp thời. Vừa qua, do nhu cầu khách hàng vào tận nơi để mua, vợ chồng chị đã xuất bán một số con với giá 120.000 đồng/kg đối với lợn dưới 15 kg/con và 100.000 đồng/kg đối với lợn 30 kg/con, thu về gần 20 triệu đồng. Dự kiến cuối năm, nhu cầu thịt dịp Tết Nguyên đán sẽ tăng cao nên gia đình đang tập trung chăm sóc đàn lợn.

Vào thăm ngôi nhà sàn của gia đình chị Thu chẳng thấy có loại thức ăn công nghiệp gì ngoài cây môn, cây chuối rừng, ngô hạt, khoai, sắn… trồng trên nương đem về.

Gia đình chị Thu từ một hộ nghèo, nhờ chịu khó chăn nuôi hiện đã thoát nghèo, có điều kiện nuôi hai con ăn học, mua sắm nhiều đồ gia dụng đắt tiền.

Bà Lữ Thị Tiến – Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Giải cho biết, khu chăn nuôi tập trung ở bản Pục hiện có gần 20 hộ gia đình tự nguyện vào đây làm nhà ở, đầu tư chăn nuôi lợn đen, trâu, bò. Phần lớn các hộ tập trung chăn nuôi lợn đen. Đây là giống lợn bản địa, nuôi chậm lớn, trọng lượng lớn nhất không quá 50kg, thịt ăn thơm, ngon, rất ít mỡ, lại dễ nuôi như lợn rừng, thức ăn chủ yếu là khoai môn, chuối rừng, rau rừng, sắn, ngô…

Không hề sử dụng thức ăn công nghiệp nên lợn ở đây được thương lái vào tận nơi để mua với giá từ 90.000 – 120.000 đồng/kg thịt hơi, cao gấp 2 – 2,5 lần giá lợn lai. Đặc biệt từ khi có vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, hầu như chẳng thấy bị dịch bệnh gì xẩy ra ở đây.

Xem thêm
Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Kỹ thuật rải vụ thu hoạch quả trên cây nhãn Hưng Yên

Để xử lý rải vụ quả trên cây nhãn, cần nắm vững đặc tính nông sinh học của giống, diễn biến thời tiết trong năm để tác động đạt kết quả tốt

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất