| Hotline: 0983.970.780

Giống lúa kém chất lượng hay xảy ra tại Nghệ An: Quản lý kém?!

Thứ Ba 21/09/2010 , 11:09 (GMT+7)

Từ nhiều năm nay, tại Nghệ An, cứ vào vụ SX lúa xuân hay hè thu là các báo lại đưa tin về một số giống lúa chất lượng kém, tỷ lệ nảy mầm thấp, lúa “dởm” lúc ở chỗ này, lúc ở chỗ khác. Vì sao vậy?

Giống kém chất lượng hay xảy ra tại Nghệ An

Từ nhiều năm nay, tại Nghệ An, cứ vào vụ SX lúa xuân hay hè thu là các báo lại đưa tin về một số giống lúa chất lượng kém, tỷ lệ nảy mầm thấp, lúa “dởm” lúc ở chỗ này, lúc ở chỗ khác. Vì sao vậy?

Trước Tết Nguyên đán Kỷ Sửu, hàng loạt HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An kêu cứu về việc giống lúa "Khải phong số 1" có tỷ lệ nảy mầm thấp (chỉ đạt từ 40 đến 60%) vì thế đồng loạt các huyện Nghi Lộc, Nam Đàn, Yên Thành đem trả lại giống lúa này. Sang vụ hè thu 2009, một số HTX tại huyện Diễn Châu, lại xảy ra việc giống lúa Q.ưu 1 nảy mầm kém. Bước sang vụ xuân 2010, các huyện Yên Thành, Tân Kỳ, Thanh Chương, Nam Đàn lại kêu cứu về giống lúa lai “Khải phong số 1” không mọc rễ và bị thối trên trưa mạ.

Cũng trong vụ xuân 2010, dân một số huyện như Đô Lương, Hưng Nguyên, Nam Đàn tố giác Công ty CP Nông nghiệp Đại Nam chào bán giống lúa AC5 nguyên chủng "có vấn đề". Thế mà, vụ hè thu 2010, bà con nông dân xã Đồng Thành, Yên Thành vẫn "dính" tiếp 5 ha lúa “AC5 trắng” thực chất là giống lúa AC5 "dởm"...Một thực tế ở Nghệ An là hễ giống lúa nào khẳng định được thương hiệu là lập tức phải đối mặt với vấn nạn bị làm nhái, làm giả... Vì sao tình trạng trên luôn xảy ra ở Nghệ An mà ít xảy ra tại các tỉnh khác? Phải chăng công tác quản lý chất lượng giống của Nghệ An thời gian qua "có vấn đề", cần phải chấn chỉnh?

Chúng tôi đã từng đưa các vấn đề trên ra chất vấn tại một hội nghị thì một vị lãnh đạo Sở NN- PTNT Nghệ An đã "đá" quả bóng trách nhiệm này sang cơ quan khảo kiệm nghiệm giống với lý do: Hàng năm khi đoàn kiểm tra chất lượng giống của Sở làm việc với các đơn với SXKD giống mà họ nhập khẩu, cung ứng cho nông dân thì các giống lúa trên đều có đủ hồ sơ hợp lệ, đúng quy định của Pháp lệnh Giống cây trồng nên đoàn kiểm tra không có cơ sở để xử lý... (!?)
Trở lại giống lúa thuần AC5 của Công ty TNHH Vĩnh Hoà SX tại Yên Thành. Giống lúa AC5 được đơn vị này mua bản quyền của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm; họ bỏ ra bao nhiêu công sức, tiền của khảo nghiệm mới được công nhận giống lúa quốc gia. Thế nhưng, khi giống AC5 được đông đảo bà con nông dân tin dùng, thì ngay lập tức đã bị kẻ khác làm nhái, làm giả. Ông Phan Văn Hoà cho biết: "Để có giống lúa nguyên chủng cung ứng cho nông dân SX giống lúa xác nhận, mỗi năm Công ty TNHH Vĩnh Hoà chỉ được Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm cung cấp vỏn vẹn 1.000 kg lúa siêu nguyên chủng... Thế mà không hiểu sao vẫn có một đơn vị SX giống lúa thuần cấp tỉnh mỗi năm vẫn cung ứng cho bà con nông dân từ 400 - 500 tấn giống lúa thuần AC5 "nguyên chủng", không biết họ lấy nguồn giống “siêu nguyên chủng” ở đâu ra mà SX ra được nhiều giống lúa "nguyên chủng" đến thế (?!).

Nói thêm về giống lúa lai "Khải phong số 1" được bán tại địa bàn Nghệ An trong mấy năm qua. Dư luận vẫn chưa hết băn khoăn là vì sao cùng 1 tên giống nhưng sau mấy vụ gieo cấy, bà con nông dân đã chỉ ra nhiều đặc điểm tính trạng khác nhau như: Thứ nhất, gốc cây mạ một loại màu hơi phớt tím, một loại màu trắng. Thứ 2, một bên góc lá đòng đứng che bông, một bên góc lá đòng ngả khoe bông. Thứ 3, độ cao thấp của 2 hai bên chênh nhau. Thứ 4, một bên hạt thóc mủi, dễ rụng, còn bên kia thì ngược lại. Thứ 5, thời gian sinh trưởng 2 bên khác nhau... Những điều kể trên, bằng mắt thường người nông dân đều biết. Thế mà các cơ quan chức năng không hiểu vì sao lại bỏ qua (!?).

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.