| Hotline: 0983.970.780

Giống thủy sản: Kiểm tra 25 trường hợp, phát hiện 15 trường hợp vi phạm

Thứ Ba 25/02/2020 , 18:30 (GMT+7)

Ngày 25/2/2020, Tổng cục Thủy sản đã có văn bản gửi Sở NN-PTNT các tỉnh/thành phố đề nghị tăng cường quản lý giống thủy sản.

Nhiều cơ sở ương dưỡng giống thủy sản chưa đáp ứng được Luật Thủy sản. Ảnh: TL.

Nhiều cơ sở ương dưỡng giống thủy sản chưa đáp ứng được Luật Thủy sản. Ảnh: TL.

Kiểm tra 25 trường hợp, phát hiện 15 trường hợp vi phạm

Theo Tổng cục Thủy sản, trong tháng 2/2020, Tổng cục phối hợp với Sở NN-PTNT các tỉnh đã tăng cường kiểm tra phương tiện vận chuyển giống thủy sản. Qua kiểm tra, một số địa phương đã thực hiện tốt công tác kiểm soát giống thủy sản vận chuyển qua địa bàn như Bạc Liêu, Sóc Trăng.

Tuy nhiên, vẫn phát hiện nhiều cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật Thủy sản và tình trạng vận chuyển giống thủy sản không có Giấy chứng nhận Kiểm dịch đến vùng nuôi, gây nguy cơ bùng phát dịch bệnh, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển ngành thủy sản năm 2020.

Cụ thể, trong 3 đêm từ 18 - 20/2/2020, Đoàn công tác của Tổng cục Thủy sản phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu kiểm tra 25 phương tiện (khoảng 50 triệu con tôm giống) vận chuyển giống thủy sản lưu thông qua địa bàn tỉnh.

Theo đó, đoàn đã phát hiện 15 phương tiện vận chuyển vi phạm; trong đó có 21 lô tôm giống (khoảng hơn 20 triệu con giống) không có Giấy chứng nhận kiểm dịch giống thủy sản khi lưu thông.

Số phương tiện vận chuyển tôm giống vi phạm về kiểm dịch (không có Giấy chứng nhận kiểm dịch, vận chuyển quá số lượng so với Giấy chứng nhận kiểm dịch được cấp…) không có dấu hiệu giảm, thậm chí còn có xu hướng tăng so với các năm trước.

Nguyên nhân là do từ khi Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực, các địa phương không thực hiện kiểm dịch đối với cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật Thủy sản (theo báo cáo của các địa phương, số lượng cơ sở đã kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản chỉ đạt khoảng 30%).

Buộc tiêu hủy nếu không có Giấy kiểm dịch

Ngay sau báo cáo kết quả của Đoàn công tác, ngày 25/2, Tổng cục Thủy sản đã ban hành văn bản số 302/TCTS-PCTTr gửi Sở NN-PTNT các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chấn chỉnh công tác quản lý điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và lưu thông giống thủy sản.

Các lô thủy sản không có giấy chứng nhận kiểm dịch sẽ bị tiêu hủy theo quy định của Luật Thủy sản. Ảnh: TL.

Các lô thủy sản không có giấy chứng nhận kiểm dịch sẽ bị tiêu hủy theo quy định của Luật Thủy sản. Ảnh: TL.

Đồng thời thực hiện có hiệu quả Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 3/1/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

Theo đó, giống thủy sản lưu thông ngoài thị trường không có Giấy chứng nhận kiểm dịch buộc phải tiêu hủy theo quy định tại điểm b, khoản 5, Điều 2 Nghị định này.

Tổng cục Thủy sản đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo quy định tại Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn Luật; thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Bộ NN&PTNT về quản lý giống thủy sản và Quy chế số 02/QCPH-GTS ngày 18/1/2019 về việc phối hợp quản lý giống tôm nước lợ; Công khai danh sách cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.

Tổ chức kiểm soát phương tiện vận chuyển giống thủy sản qua địa bàn; xử lý nghiêm phương tiện vận chuyển, thực hiện tiêu hủy giống thủy sản không có Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định tại điểm b, khoản 5 Điều 2 Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 3/1/2020 của Chính phủ.

Bố trí địa điểm, đảm bảo nguồn lực để thực hiện tiêu hủy giống thủy sản không có Giấy chứng nhận kiểm dịch; trình tự, thủ tục tiêu hủy áp dụng quy định tại khoản 1, Điều 8 Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 về quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; Công khai các trường hợp vi phạm, đồng thời báo cáo về Tổng cục Thuỷ sản để truy xuất tận gốc cơ sở vi phạm.

Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức/cá nhân hoạt động trong lĩnh vực vận tải chỉ vận chuyển đối với giống thủy sản có Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định của pháp luật về thú y.

Trong năm 2020, Tổng cục Thủy sản sẽ thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản vi phạm quy định của pháp luật về quản lý giống thủy sản.

Xem thêm
Từ tiểu thương bán rau đến đại lý cấp I kinh doanh heo giống, cám Japfa

Quảng Ngãi Năm 2012, chị Duyên quyết định dồn hết vốn liếng xây dựng trại nuôi 50 heo thịt và mở cửa hàng kinh doanh cám của Japfa Việt Nam. Hướng đi này giúp chị thành công.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Hưng Long 555- ‘lựa chọn vàng’ cho nông dân ĐBSCL và Đông Nam bộ

ĐBSCL Giống lúa Hưng Long 555 khẳng định vị thế tại ĐBSCL và Đông Nam bộ nhờ năng suất cao, chất lượng gạo tốt, chống chịu sâu bệnh, mang hiệu quả kinh tế cao nông dân.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất