| Hotline: 0983.970.780

Giữ diện tích thì không phải điều chỉnh chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng

Thứ Ba 23/07/2024 , 16:39 (GMT+7)

Đây là điểm mới được đưa vào Nghị định 91/NĐ-CP vừa ban hành, nhằm tăng sự chủ động cho HĐND cấp tỉnh khi phê duyệt những dự án cần chuyển mục đích sử dụng rừng.

Cán bộ Vườn quốc gia Cúc Phương tuần tra rừng. Ảnh: QD.

Cán bộ Vườn quốc gia Cúc Phương tuần tra rừng. Ảnh: QD.

Nghị định 91/2024/NĐ-CP về lâm nghiệp ban hành ngày 18/7 vừa qua bổ sung Điều 41b, quy định việc điều chỉnh chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Theo đó, với dự án được HĐND cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, nếu thay đổi vị trí, diện tích rừng nhưng không thay đổi loại rừng, không làm tăng diện tích rừng so với tổng diện tích rừng đã được quyết định chủ trương, thì không phải thực hiện điều chỉnh chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng.

Với dự án được Quốc hội, Thủ tướng, HĐND cấp tỉnh chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư, nếu thay đổi về quy mô diện tích rừng cần chuyển mục đích sử dụng nhưng không phải điều chỉnh chủ trương đầu tư, thì UBND cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng đối với diện tích rừng thay đổi.

Các trường hợp khác thực hiện điều chỉnh theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, dầu khí và pháp luật liên quan.

Dự án điều chỉnh chủ trương đầu tư, trong đó có thay đổi về quy mô diện tích rừng cần chuyển mục đích sử dụng, cơ quan chủ trì thẩm định phải lấy ý kiến của Bộ NN-PTNT, UBND cấp tỉnh hoặc Sở NN-PTNT, UBND cấp huyện nơi thực hiện dự án.

Thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc HĐND cấp tỉnh, trừ trường hợp thực hiện dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng. 

Về trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, tổ chức, cá nhân có dự án gửi 1 bộ hồ sơ đến Sở NN-PTNT, nếu quyết định chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền HĐND cấp tỉnh.

Trường hợp diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng thuộc phạm vi quản lý của đơn vị thuộc các bộ, ngành, trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ khi nhận báo cáo kết quả thẩm định của Sở NN-PTNT, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có văn bản lấy ý kiến thống nhất của bộ, ngành.

Nếu quyết định chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền Quốc hội, Thủ tướng, cơ quan chủ trì thẩm định phải lấy ý kiến của Bộ NN-PTNT và UBND cấp tỉnh nơi dự kiến thực hiện dự án.

Nội dung lấy ý kiến Bộ NN-PTNT và Sở NN-PTNT (cơ quan tham mưu cho UBND cấp tỉnh) về hiện trạng rừng, bao gồm rừng tự nhiên, rừng trồng; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Ngoài ra, nếu dự án chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên phải có thêm tiêu chí dự án được chuyển mục đích sử dụng rừng.

Đặc biệt, chủ đầu tư dự án phải thực hiện lại trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng khi không được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sau 24 tháng, kể từ thời điểm dự án được quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Tre xanh trên Long Cốt sơn

Quảng Ngãi Tre xanh tốt trên núi cằn trơ sỏi đá. Thân tre to lớn vươn lên trời cao, mở ra hướng làm ăn mới cho bà con nông dân ở vùng đất bạc màu.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.