| Hotline: 0983.970.780

Giữ thương hiệu 'đệ nhất cao sơn ngọc quế'

Thứ Năm 12/10/2023 , 08:30 (GMT+7)

Cây quế của Văn Yên (Yên Bái) được mệnh danh là 'đệ nhất cao sơn ngọc quế' nhờ chất lượng vượt trội so với những nơi khác.

Văn Yên là vựa quế lớn nhất của tỉnh Yên Bái. Phát triển giữa khí trời thuần khiết, trong lành, lại được hưởng những điều kiện thổ nhưỡng đặc thù nên quế Văn Yên được coi là “đệ nhất cao sơn ngọc quế” ở Yên Bái nói riêng và cả nước nói chung. Từ lâu, quế đã trở thành cây trồng quen thuộc, mang lại cuộc sống no ấm cho người dân từ đời này sang đời khác.

Cây quế có giá trị cao nên ngày càng được mở rộng ở Văn Yên. Ảnh: Thanh Tiến.

Cây quế có giá trị cao nên ngày càng được mở rộng ở Văn Yên. Ảnh: Thanh Tiến.

Bài liên quan

Vượt qua những thăng trầm, biến động của cơ chế thị trường, cây quế Văn Yên vững vàng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện môi trường sinh thái. Hiện nay, cây quế Văn Yên được trồng ở tất cả 25 xã, thị trấn của huyện với tổng diện tích hơn 55.000ha, trong đó diện tích quế tập trung trên 30.000ha. Diện tích quế đã được xác lập chỉ dẫn địa lý nằm ở 8 xã nằm vùng hữu ngạn sông Hồng gồm: Viễn Sơn, Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ, Xuân Tầm, Châu Quế Hạ, Tân Hợp, Đại Sơn và Mỏ Vàng.

Để có vùng quế nguyên liệu chất lượng, khâu lựa chọn cây giống là quan trọng nhất. Cây quế bản địa ở Văn Yên được đánh giá là có nguồn gen quý, chất lượng tốt nhất, hàm lượng tinh dầu cao. Tuy nhiên, trước đây trên địa bàn một số xã vẫn xảy ra tình trạng cây quế bị chết nhiều sau khi trồng, cây nhiễm sâu bệnh kém phát triển. Nguyên nhân là do người dân mua cây giống bán ngoài chợ hoặc từ địa phương khác về trồng, chất lượng cây giống không đảm bảo. 

Hiện nay, giống quế được ngành nông nghiệp huyện Văn Yên quản lý rất chặt chẽ. Ảnh: Thanh Tiến.

Hiện nay, giống quế được ngành nông nghiệp huyện Văn Yên quản lý rất chặt chẽ. Ảnh: Thanh Tiến.

Bài liên quan

Anh Nguyễn Văn Quyền – Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Văn Yên cho biết: Để bảo tồn nguồn giống quế chất lượng cao phục vụ sản xuất, ngành nông nghiệp huyện đã rà soát, khoanh vùng các diện tích quế cổ thụ (tuổi cây từ 30 trở lên) quy hoạch thành rừng giống chất lượng cao.

Trung bình mỗi cây quế cổ thụ cho thu từ 20 đến 30kg hạt/năm, đáp ứng giống trồng cho 20 - 30ha. Hàng năm, huyện cung ứng cho các địa phương trong và ngoài tỉnh gần 50 triệu cây quế giống. Đây là nguồn giống chất lượng cao, không chỉ cung cấp cho người dân trong trong huyện mà còn bán ra các địa phương khác.

Để nâng cao vị thế, giá trị cây quế, bên cạnh việc thu hút các cơ sở, doanh nghiệp chế biến tinh dầu, chế biến vỏ quế thành nhiều sản phẩm để xuất khẩu, hiện nay huyện Văn Yên đang hướng tới phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ từ cây quế bằng những giải pháp cụ thể như: Đào tạo nghề sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ từ vỏ quế cho lao động các xã vùng trọng điểm quế; quảng bá, giới thiệu về cây quế và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ quế tại các hội chợ trong và ngoài tỉnh với hàng trăm sản phẩm được làm từ quế…

Văn Yên đã có 17 sản phẩm OCOP từ nguyên liệu quế được khách hàng ưa chuộng. Ảnh: Thanh Tiến.

Văn Yên đã có 17 sản phẩm OCOP từ nguyên liệu quế được khách hàng ưa chuộng. Ảnh: Thanh Tiến.

Bài liên quan

Qua các lớp đào tạo nghề, người dân có thể chế tác vỏ quế thành các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, những vật dụng gắn với đời sống hàng ngày như hộp đựng trà, đựng tăm, bộ ấm chén hoặc các sản phẩm mô hình dùng để trưng bày, trang trí... So với các vật dụng khác, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ vỏ quế có mùi hương đặc trưng nên khách hàng rất ưa chuộng.

Bên cạnh đó, huyện rất chú trọng việc quảng bá thương hiệu quế Văn Yên, xúc tiến các hoạt động thương mại, đầu tư trồng, chế biến, kinh doanh các sản phẩm từ quế. Đặc biệt, từ năm 2016 đến nay, huyện đã 4 lần tổ chức Lễ hội Quế để giới thiệu, quảng bá hình ảnh quế Văn Yên, thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu các sản phẩm quế, thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm quế.

Bài liên quan

Đến nay, trên địa bàn huyện đã có trên 60 cơ sở thu mua, sơ chế sản phẩm quế vỏ quy mô lớn; 21 cơ sở sản xuất trưng cất tinh dầu quế, trong đó có 11 nhà máy với 12 dây truyền sản xuất hiện đại; 10 hộ tư nhân chưng cất thủ công.

Các sản phẩm quế vỏ và tinh dầu quế được sản xuất, tiêu thụ theo đơn đặt của khách hàng trong và ngoài nước. Thị trường tiêu thụ trong nước chủ yếu ở các tỉnh Bắc Giang, Hà Nội, đặc biệt các sản phẩm từ quế đã đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường xuất khẩu như Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Bangladesh, Ai Cập, Mỹ, Anh, Hà Lan... Ngoài ra, gỗ quế được các cơ sở, HTX thu mua, sản xuất ván bóc, xẻ thanh bao bì, xẻ nan xuất bán chủ yếu sang các nước Đài Loan, Trung Quốc...

Các sản phẩm từ quế của Văn Yên đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Ảnh: Thanh Tiến.

Các sản phẩm từ quế của Văn Yên đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Ảnh: Thanh Tiến.

Văn Yên luôn xác định quế là cây trồng chủ lực không thể thay thế. Để tiếp tục nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm quế, huyện đang tập trung làm tốt công tác bảo tồn cây quế. Chú trọng quy hoạch các cơ sở chế biến vỏ quế, gỗ quế và tinh dầu quế theo hướng bền vững, ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến nhằm nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm từ quế.

Ông Lưu Trung Kiên - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: Để nâng cao giá trị sản phẩm cây quế, huyện tập trung xây dựng các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Đến nay, toàn huyện có 38 sản phẩm OCOP, trong đó có 17 sản phẩm từ quế được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Trên địa bàn huyện hiện đã xây dựng 2 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP của tỉnh, trong đó có nhiều sản phẩm về quế.

Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Tre ‘ôm’ làng

Lũy tre làng không chỉ gắn liền với đời sống văn hóa của người dân Hà Tĩnh mà còn bảo vệ bà con vượt qua bao trận thiên tai, bão lũ.

Bình luận mới nhất