| Hotline: 0983.970.780

Khám phá 'kho vàng xanh' của Yên Bái

Nông cụ sơ chế quế của những 'kỹ sư nông dân'

Thứ Tư 04/10/2023 , 08:37 (GMT+7)

YÊN BÁI Những chiếc máy bào vỏ, dập cành quế hoạt động liên tục giữa vụ thu hoạch quế. Những nông cụ đó là thành quả từ sự sáng tạo của chính những nông dân trồng quế.

Mày mò chế tạo máy bóc vỏ cành quế

Chúng tôi đến thăm xưởng cơ khí của anh Vũ Văn Ngân ở thôn Phú Sơn, xã Yên Phú (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) khi anh đang cặm cụi cùng công nhân hoàn tất các chi tiết cuối cùng của chiếc máy tách vỏ quế để giao cho khách.

Cơ sở của anh Ngân đã bán ra thị trường hơn 500 máy nông cụ sơ chế quế. Ảnh: Thanh Tiến.

Cơ sở của anh Ngân đã bán ra thị trường hơn 500 máy nông cụ sơ chế quế. Ảnh: Thanh Tiến.

Bài liên quan

Theo anh Ngân, năm 2016 anh bắt đầu mày mò tìm hiểu rồi chế tạo chiếc máy bóc vỏ cành quế. Với những chi tiết khung sắt kết cấu đơn giản và mô tơ tiện 3 pha, anh đã chế tạo thành công chiếc máy bóc vỏ cành quế. Tuy nhiên, sản phẩm đầu tay còn khá cồng kềnh, tốn nhiều chi tiết nên giá thành khá cao. 

Để cải tiến, anh Ngân đã tham khảo các kiến thức trên mạng và các xưởng cơ khí khác để cho ra đời chiếc máy thứ hai hoàn thiện hơn, bớt được nhiều chi tiết để hạ giá thành sản phẩm. Sau mỗi sản phẩm hoàn thành, cùng với sự góp ý của người dân mua máy về sử dụng, anh lại rút kinh nghiệm và cải tiến để những sản phẩm sau ngày càng hoàn thiện hơn. 

Anh Ngân kể, ban đầu chỉ muốn làm một chiếc máy bóc vỏ cành quế để phục vụ gia đình, bởi nhà anh có 1ha quế. Mỗi năm đến vụ thu hoạch quế thì chỉ thân cây và cành to là bóc được vỏ bằng phương pháp thủ công, còn những cành nhỏ chỉ bán được cho nhà máy chế biến tinh dầu quế. Muốn khai thác triệt để sản phẩm quế vỏ thì phải đập dập cành và mất thêm công để bóc bỏ nên mất  khá nhiều thời gian. Nếu như có chiếc máy thay cho các công đoạn đó thì giá trị khai thác quế sẽ cao hơn nhiều.

Từ suy nghĩ đó, anh Ngân đã mày mò tìm hiểu và chế tạo chiếc máy bóc vỏ cành quế. Từ khi có chiếc máy này, tất cả các loại cành quế đều có thể tách vỏ khá đơn giản, không cần nhiều nhân công như trước.

Những chiếc máy tách vỏ quế có giá chỉ gần 20 triệu đồng đã giúp giải bài toàn về nhân công cho các xưởng sơ chế quế. Ảnh: Thanh Tiến.

Những chiếc máy tách vỏ quế có giá chỉ gần 20 triệu đồng đã giúp giải bài toàn về nhân công cho các xưởng sơ chế quế. Ảnh: Thanh Tiến.

Ban đầu mới chế tạo chiếc máy bóc vỏ quế, có khi cả tuần anh Ngân mới lắp ráp xong một chiếc máy thì nay mỗi ngày có thể làm xong vài chiếc, tùy thuộc vào nhu cầu đặt hàng. Mỗi chiếc máy có giá khác nhau, thấp nhất khoảng 10 triệu đồng, cao nhất là 36 triệu đồng. Tính riêng năm 2022, xưởng của anh đã xuất bán 500 chiếc máy các loại cho người dân trong tỉnh và một số tỉnh khác như Lào Cai, Bắc Kạn, Sơn La…

Chế tạo máy bào vỏ quế từ ý tưởng máy cạo lông lợn

Để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, các xưởng chế biến quế vỏ ở Yên Bái mọc lên ngày càng nhiều. Trước đây, người dân sau thu hoạch thường bán vỏ quế tươi cho thương lái. Hiện nay, nhiều hộ dân đã sơ chế bằng cách bào vỏ, phơi khô mới bán để vừa tạo thêm việc làm, vừa tăng thêm thu nhập. Trước đây, đa phần người dân sơ chế vỏ quế bằng phương pháp thủ công, năng suất lao động thấp nên quế sau khi thu hoạch về phơi khắp nơi trong sân, ngoài vườn, cả lối đi.

Công nhân đang lắp ráp máy sơ chế vỏ quế phục vụ nhu cầu người dân. Ảnh: Thanh Tiến.

Công nhân đang lắp ráp máy sơ chế vỏ quế phục vụ nhu cầu người dân. Ảnh: Thanh Tiến.

Bài liên quan

Anh Đỗ Hồng Kha có xưởng cơ khí tại xã An Thịnh, huyện Văn Yên chia sẻ: "Những năm trước, các cơ sở sơ chế và một số hộ dân đã mua những chiếc máy bào vỏ quế của Trung Quốc về sử dụng, những chiếc máy này đồ sộ và có giá cao, có chiếc hơn 100 triệu đồng, có chiếc 60 triệu tùy theo kích cỡ. Chính vì vậy, chúng tôi đã ấp ủ tạo ra một chiếc máy vừa nhỏ gọn, giá rẻ, hộ dân nào cũng có thể mua để sản xuất được tại nhà. Tình cờ về Nam Định xem chiếc máy cạo lông lợn, thấy cơ chế hoạt động cũng khá giống với việc bào vỏ quế nên chúng tôi đã nghiên cứu và cải tiến theo cơ chế hoạt động bào vỏ quế".

Một chiếc máy này có thể sơ chế được từ 1,5 tấn – 2 tấn quế vỏ tươi mỗi ngày, tùy thuộc vào công nhân vận hành. Trong thiết kế, máy được đặc biệt chú ý đến các chi tiết để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Sau 2 tháng kể từ khi ra đời chiếc máy đầu tiên, đến nay, cơ sở cơ khí của anh Kha đã sản xuất và bán được hơn 60 chiếc máy bào vỏ quế, mỗi chiếc máy có giá 16 triệu đồng. Khách hàng chủ yếu là người dân trong tỉnh, ngoài ra cũng có một số khách hàng từ Sơn La, Lào Cai.

Anh Kha cho biết, thời gian tới sẽ làm thủ tục để đăng ký sản phẩm độc quyền nhằm bảo hộ thiết kế của mình. Đồng thời, mở rộng quy mô chế tạo thêm các loại công cụ nông nghiệp khác nhằm giải phóng sức lao động cho người dân, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông lâm nghiệp. 

Những chiếc máy do xưởng anh Kha chế tạo nhỏ gọn, giá rẻ và an toàn cho người sử dụng. Ảnh: Thanh Tiến.

Những chiếc máy do xưởng anh Kha chế tạo nhỏ gọn, giá rẻ và an toàn cho người sử dụng. Ảnh: Thanh Tiến.

Chính những chiếc máy nông cụ trông đơn giản, thô sơ từ chính bàn tay khéo léo, óc sáng tạo của những nông dân vùng quế đã và đang góp phần xây dựng các làng nghề chế biến quế ở Văn Yên nói riêng và Yên Bái nói chung, giúp cho người dân địa phương giảm công lao động, tăng giá trị của sản phẩm.

Chị Phạm Thị Sáng – chủ cơ sở sơ chế vỏ quế ở xã An Thịnh (huyện Văn Yên) chia sẻ: "Chúng tôi đã mở cơ sở thu mua, sơ chế quế vỏ từ hơn chục năm nay, trước đây chủ yếu mua quế tươi về phơi khô và bán lại cho thương lái. Những năm gần đây, thị trường đòi hỏi khắt khe hơn và để nâng cao giá trị sản phẩm, cơ sở của tôi đã mua một số máy nông cụ về sơ chế như máy bào, máy rạch, máy băm quế. Những nông cụ này giúp cho cơ sở chủ động trong sản xuất, giảm nhân công và tạo ra sản phẩm đẹp về mẫu mã, đảm bảo chất lượng, giá trị cao.

Xem thêm
Mô hình nuôi vịt siêu trứng của nông dân 8x tại An Giang

Từ một trang trại nhỏ ứng dụng thành công mô hình nuôi vịt siêu trứng, anh Võ Hữu Tín đã mở rộng thành 7 trang trại quy mô lớn với tổng đàn hơn 70.000 con.

Buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vô cùng phức tạp, Bộ NN-PTNT yêu cầu xử lý nghiêm

Bộ NN-PTNT yêu cầu các tỉnh biên giới Tây Nam quyết liệt ngăn chặn buôn lậu lợn và sản phẩm động vật trái phép, nhằm kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ ngành chăn nuôi.

Trồng rau VietGAP, lợi nhuận tăng 40%

BÌNH THUẬN Không chỉ tăng năng suất, mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ, đạt chứng nhận VietGAP còn tăng lợi nhuận bình quân khoảng 40%, đảm bảo sản phẩm chất lượng, an toàn.