| Hotline: 0983.970.780

Gỡ khó cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch bệnh

Thứ Hai 02/03/2020 , 11:03 (GMT+7)

Trước tình trạng hàng hóa gặp khó khi xuất khẩu do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thực hiện nhiều giải pháp để tháo gỡ cho doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp ở Thừa Thiên - Huế đang gặp khó trong vấn đề xuất, nhập khẩu do ảnh hưởng của dịch bệnh. Ảnh: Tiến Thành.

Nhiều doanh nghiệp ở Thừa Thiên - Huế đang gặp khó trong vấn đề xuất, nhập khẩu do ảnh hưởng của dịch bệnh. Ảnh: Tiến Thành.

Thừa Thiên - Huế có hơn 20 doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu sang thị trường Trung Quốc, chủ yếu mặt hàng dệt may, dăm gỗ, tôm đông lạnh… Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn thực sự.

Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế (KCN La Sơn, huyện Phú Lộc) là doanh nghiệp xuất khẩu dăm gỗ keo chủ yếu bằng đường biển cho thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc. Năm 2019, sản lượng xuất sang Trung Quốc của doanh nghiệp này khoảng 104 ngàn tấn, doanh thu hơn 12,3 triệu USD.

Theo đại diện công ty Hào Hưng Huế, do phải trải qua các khâu kiểm dịch nghiêm ngặt nên nhiều chuyến hàng nhiều phải mất hơn tuần mới xuất được, trước đó thì chưa đến 5 ngày.

Công ty Cổ phần Chế biến lâm sản xuất khẩu Pisico Huế, một trong những đơn vị chế biến lâm sản có quy mô lớn trong tinh với hơn 20% sản lượng xuất khẩu đi Trung Quốc cũng đang lâm hoàn cảnh tương tự.

Thừa Thiên - Huế có hơn 20 doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 36,02/952 triệu USD kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh, với các mặt hàng cụ thể như tôm thẻ nguyên con hấp đông lạnh đạt 0,98 triệu USD, hạt dẻ cười đạt 1,8 triệu USD; các mặt hàng xơ, sợi, dệt, áo quần may sẵn các loại đạt 21 triệu USD, dăm gỗ keo đạt 12,3 triệu USD…

Theo giám đốc Huỳnh Thặng, hàng năm, Pisico Huế thu mua hơn 300.000 tấn gỗ keo để sản xuất, chế biến cung ứng cho thị trường xuất khẩu với mỗi lần hơn 40.000 tấn hàng.

Trong đó thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 20%, số còn lại được xuất đi các nước như Nhật Bản, Lào, Indonesia.

Cũng theo ông Thăng, thời gian gần đây do ảnh hưởng dịch Covid-19, các đơn hàng doanh nghiệp này xuất đi thị trường Trung Quốc thường xuyên bị chậm, trong khi đó, một số nước hạ giá sản phẩm nên dẫn đến hàng hóa ứ đọng, nhiều lần doanh nghiệp phải chịu thua lỗ.

Không chỉ lâm sản, nhiều mặt hàng khác như nông sản, thủy sản, dệt may… ở Thừa Thiên - Huế ít nhiều cũng đang gặp khó trong việc xuất, nhập khẩu ở những thị trường rộng lớn như Trung Quốc.

Năm 2019, tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã nhập khẩu khoảng 30,68 triệu USD nguyên liệu xơ sợi, dệt may từ Trung Quốc; hơn 5,12 triệu USD nhập khẩu hàng máy móc, linh kiện, các sản phẩm khác như bu lông, đai ốc, keo sika, ống mềm cao áp.

Trước khó khăn về nguồn hàng cả xuất và nhập khẩu, ngành Công thương Thừa Thiên - Huế đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đề ra những giải pháp trước mắt, lâu dài.

Ông Phan Hùng Sơn, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết đang phối hợp, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết, nhằm đa dạng thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc vào một thị trường, tiến đến xuất khẩu bền vững.

Xem thêm
Xuất khẩu cao su của Việt Nam kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025

Xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2024 đã ghi nhận những kết quả rất tích cực, dù nhu cầu tiêu thụ tại thị trường chủ lực Trung Quốc giảm mạnh.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chinh phục thị trường châu Âu

CZECH Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Hóa chất Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác giữa Việt Nam - Czech để cùng phát triển ngành hóa chất, phân bón và nông nghiệp.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.