| Hotline: 0983.970.780

Góp thêm ý kiến về sản xuất giống lúa lai

Thứ Sáu 10/12/2010 , 09:42 (GMT+7)

Mấy năm nay cứ đến vụ sản xuất đông xuân các tỉnh miền Bắc lại sôi sục giống lúa lai.

Tác giả (áo trắng) và chuyên gia TQ trao đổi về giống lúa lai do Trung tâm giống Lào Cai phối hợp với TQ SX.

Mấy năm nay cứ đến vụ sản xuất đông xuân các tỉnh miền Bắc lại sôi sục giống lúa lai.

Bởi, vụ xuân giống lúa lai thường chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu giống lúa của nông dân các tỉnh phía Bắc. Báo NNVN vừa qua có một loạt bài phản ánh những vấn đề rất đáng quan tâm về giống lúa vụ xuân 2011 nói chung và hạt giống lúa lai nói riêng: Nguồn giống nhập khẩu ít, giá cao, nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 10%... Là người hoạt động trong ngành giống cây trồng, tôi xin được góp lời bàn thêm về vấn đề này.

Trước hết cần khẳng định từ năm 1992 giống lúa lai được gieo trồng phổ biến ở Việt Nam, phần nào đã góp phần giải quyết vấn đề an ninh lương thực cho khu vực miền Bắc, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh Bắc Trung bộ. Vấn đề này không chỉ của hiện tại mà vẫn sẽ là vấn đề của cả trong tương lai. Vì vậy, hàng năm có tới hàng chục nghìn tấn thóc giống lúa lai được nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam.

Một số tỉnh như Lào Cai, Yên Bái, Nghệ An, Thanh Hóa… cơ cấu giống lúa lai đã chiếm từ 60 – 80% diện tích gieo trồng lúa trong vụ xuân. Từ đó nhiều chủ chương, chính sách cho phát triển lúa lai ở Việt Nam đã ra đời nhằm giải quyết và đáp ứng những yêu cầu của sản xuất. Mục tiêu 1 triệu ha lúa lai, tự túc 60-70% giống lúa lai… cũng được ra đời từ yêu cầu thực tiễn của sản xuất đó.

Tuy nhiên, sau gần 10 năm thực hiện Chương trình giống Quốc gia,  lúa lai đang có chiều hướng đi xuống cả về qui mô, diện tích lúa thương phẩm cũng như diện tích sản xuất hạt F1. Năm 2003 diện tích lúa thương phẩm là trên 600.000 ha, diện tích sản xuất hạt F1 xung quanh 2.000 ha cho sản lượng trên dưới 3.500 tấn đáp ứng khoảng 25% nhu cầu hạt giống. Năm 2010 diện tích lúa thương phẩm chỉ còn khoảng 400.000 ha, diện tích sản xuất hạt F1 gần 1.000ha.

Vậy đâu là nguyên nhân? Đó là do công tác quản lí (chính sách, đầu tư, cơ sở vật chất…), hoạt động nghiên cứu khoa học (định hướng nghiên cứu, cơ chế hoạt động khoa học...). Trước hết về con người luôn được coi là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Có lần Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Bùi Bá Bổng nói rằng ở Việt Nam số người nghiên cứu lúa lai đếm chưa hết mười đầu ngón tay, mặt khác lại do cơ chế, chính sách đãi ngộ nên ngay cả Trung tâm nghiên cứu lúa lai cũng bị chảy máu chất xám. Một khi đã không có con người thì làm sao có những sản phẩm sáng tạo?

Thứ hai là vấn đề định hướng nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu và phát triển lúa lai giai đoạn 2001 – 2005 nhà nước đã đầu tư hàng chục tỉ đồng, không kể các nguồn lực hỗ trợ phát triển từ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và đầu tư của các tỉnh nhưng kết quả mới là chọn lọc lại các dòng bố mẹ đã cũ của Trung Quốc như BoA, II-32A, Quế 99, Phúc khôi 838… đồng thời hoàn thiện qui trình sản xuất hạt F1 của các tổ hợp đã có do Trung Quốc chọn tạo với không ít tổ hợp đã bị họ loại khỏi cơ cấu giống.

Vào giai đoạn 2005 – 2010 các dòng bố mẹ như 103S, TS96, IR58025 cũng là sự chọn lọc lại từ nguồn vật liệu của IRRI mà chưa có dòng bố mẹ (đặc biệt là dòng mẹ) do các nhà khoa học trong nước chọn tạo được. Một khi không có nguồn vật liệu thì làm sao có các tổ hợp mới để nghiên cứu và phát triển? Đấy còn chưa kể tới việc sự phối hợp, phân công, phân cấp trong hoạt động nghiên cứu còn nhiều điều đáng quan tâm. Ngay trong năm 2010 có 118 tổ hợp lúa lai 3 dòng được khảo nghiệm quốc gia thì có tới trên 95% các tổ hợp là do Trung Quốc chọn tạo.

Ở đây cũng cần nói đến một đơn vị có thể nói là một hiện tượng trong ngành lúa lai của Việt Nam, đó là Trung tâm giống NLN tỉnh Lào Cai, một đơn vị sự nghiệp khoa học cấp tỉnh, phần lớn cán bộ kỹ thuật chỉ là trình độ đại học, với nguồn kinh phí có thể nói là quá ít ỏi nhưng sau 3 năm hoạt động nghiên cứu cũng đã chọn tạo được 3 giống lúa lai mang thương hiệu LC và điều đáng nói là các tổ hợp lúa lai trên Trung tâm giống Lào Cai đảm bảo chủ động cả trong chọn lọc và duy trì dòng bố mẹ.

Năm 2009 UBND tỉnh Lào Cai và Cục Trồng trọt đã tổ chức hội nghị về vấn đề nghiên cứu và phát triển lúa lai tại Lào Cai nói riêng và cả nước nói chung, nhưng tại hội nghị tất cả các đơn vị và các nhà khoa học tham gia mới chỉ nêu những kết quả đạt được còn bài học nào rút ra từ việc nghiên cứu, chọn tạo và phát triển lại không được đề cập đến, đó mới là điều cốt lõi. Bài học nào rút ra từ việc một đơn vị cấp tỉnh có lực lượng cán bộ ít ỏi của ngành lúa lai với nguồn kinh phí quá ít, chỉ 1,5 tỉ đồng cho 3 năm ngiên cứu (2006 – 2008) nhưng đã chọn tạo được 3 giống lúa lai.

Vấn đề liên kết giữa các nhà khoa học và các doanh nghiệp nhằm tạo nguồn lực và nhanh chóng chuyển giao các tiến bộ kĩ thuật về giống là một hướng đi hoàn toàn đúng đắn mà Trung Quốc cũng áp dụng khá hiệu quả, nhưng cũng cần thấy rằng các doanh nghiệp luôn phải tính tới vấn đề lợi nhuận, họ chỉ sẵn sàng hợp tác khi các nhà khoa học có trong tay những sản phẩm mà họ cần quan tâm hay cụ thể hơn là các nhà khoa học có các tổ hợp lai mà họ thấy được triển vọng phát triển. Như vậy với những công ty họ có khả năng nghiên cứu và SX thành công giống lúa lai thì Nhà nước cũng không nên hẹp hòi kinh phí đối với họ.

Điệp khúc lúa lai Trung Quốc luôn tăng giá (cho dù do nguyên nhân khách quan hay chủ quan của các doanh nghiệp Trung Quốc) sau mỗi năm sẽ vẫn không tránh khỏi bởi chúng ta vẫn thiếu và vẫn cần. Chúng ta phải chấp nhận cuộc chơi trong nền kinh tế thị trường nhất là khi chúng ta không đủ tài và lực để làm chủ cuộc chơi.

 

(*): Tác giả nguyên GĐ Trung tâm giống NLN Lào Cai, là đồng tác giả giống lúa lai LC25, LC212, LC70. Hiện tác giả là GĐ Cty CP Giống Đông Dương, chuyên SX giống lúa bố, mẹ cho các Cty.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm