| Hotline: 0983.970.780

Góp ý dự thảo chiến lược phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp

Thứ Tư 18/05/2022 , 16:25 (GMT+7)

Sáng 18/5, tại TP.HCM, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo chiến lược phát triển khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo ngành NN&PTNT giai đoạn 2021-2030.

Hội thảo góp ý dự thảo chiến lược phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2021-2030 được tổ chức tại tại Trường Cán bộ Quản lý NN&PTNT II, sáng 18/5. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Hội thảo góp ý dự thảo chiến lược phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2021-2030 được tổ chức tại tại Trường Cán bộ Quản lý NN&PTNT II, sáng 18/5. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Dự thảo chiến lược phát triển khoa học công nghệ (KHCN) & đổi mới sáng tạo ngành NN&PTNT giai đoạn 2021-2030 được Bộ NN&PTNT xây dựng trên cơ sở thực hiện Quyết định 569 ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo đến năm 2030.

Hội thảo do TS Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ & môi trường (Bộ NN&PTNT) cùng TS Ngô Xuân Bình, Phó Vụ trưởng Vụ KHCN các ngành kinh tế - kỹ thuật (Bộ KH&CN) đồng chủ trì.

Tham dự có PGS.TS Bùi Bá Bổng, Nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT và lãnh đạo đại diện các Vụ, Cục, Học viện, trường, trung tâm, các đơn vị thuộc Bộ; cùng lãnh đạo Sở NN&PTNT các tỉnh, các hiệp hội, doanh nghiệp, các nhà khoa học, chuyên gia khoa học công nghệ…

Phát biểu khai mạc hội nghị, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ & môi trường (Bộ NN& PTNT) Nguyễn Thị Thanh Thủy nhắc lại lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội Khoa học Công nghệ lần thứ nhất cách đây 59 năm. Đó là: "Chúng ta đều đã biết rằng, trình độ khoa học công nghệ, kỹ thuật của ta hiện còn thấp kém, lề lối sản xuất chưa giải quyết cải tiến được nhiều. Cách thức làm việc còn nặng nhọc. Năng suất lao động còn thấp kém. Phong tục tập quán lạc hậu còn nhiều…

TS Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ & môi trường (Bộ NN&PTNT). Ảnh: Nguyễn Thủy.

TS Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ & môi trường (Bộ NN&PTNT). Ảnh: Nguyễn Thủy.

Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của Nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi. Các cô, các chú phải ra sức đem hiểu biết khoa học kỹ thuật của mình để truyền bá rộng rãi trong nhân dân lao động, để nhân dân lao động thi đua sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ”.

"Lời căn dặn ngắn gọn, mộc mạc, dễ hiểu nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị thể hiện tầm nhìn chiến lược, phát triển lâu dài vai trò của khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế xã hội", bà Thủy nói.

Nhân kỷ niệm Ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam (18/5), thừa ủy quyền của lãnh đạo Bộ NN&PTNT, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy gửi lời tri ân, cảm ơn sâu sắc tới các nhà khoa học trong và ngoài ngành nông nghiệp, cũng như toàn thể cá nhân, tổ chức đã luôn luôn đồng hành với các nhà khoa học, Viện, trường của ngành NN&PTNT, đã có những đóng góp tâm huyết trong nghiên cứu KHCN và chuyển giao tiến bộ KHCN trong sản xuất, góp phần quan trọng trong kết quả đã đạt được ngày hôm nay của ngành NN&PTNT. Nhiều giống mới, quy trình canh tác mới, công nghệ, thiết bị mới, công trình phòng chống thiên tai... được nhiều nông dân, doanh nghiệp đón nhận vào quá trình sản xuất, mang lại năng suất hiệu quả cao.

Theo bà Thủy, với vị trí vai trò quan trọng của KHCN, đổi mới sáng tạo, thì việc phát triển, xây dựng những chương trình chiến lược, kế hoạch KHCN của quốc gia nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng là hết sức cần thiết.

TS Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ & môi trường (Bộ NN&PTNT) cùng TS Ngô Xuân Bình, Phó Vụ trưởng Vụ KHCN các ngành kinh tế - kỹ thuật (Bộ KH&CN) đồng chủ trì hội thảo. Ảnh: Nguyễn Thủy.

TS Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ & môi trường (Bộ NN&PTNT) cùng TS Ngô Xuân Bình, Phó Vụ trưởng Vụ KHCN các ngành kinh tế - kỹ thuật (Bộ KH&CN) đồng chủ trì hội thảo. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Bà Thủy cho biết, để triển khai kế hoạch 418 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện chiến lược KHCN quốc gia, Bộ NN&PTNT đã ban hành chiến lược KHCN ngành nông nghiệp đến năm 2030, song song đó, Bộ NN&PTNT thực hiện quyết định tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Ngoài ra, Bộ cũng đã ban hành nhiều chiến lược, chương trình, đề án kế hoạch để thực hiện cơ cấu chiến lược đổi mới KHCN.

Thực hiện theo Quyết định 569 của Thủ tướng về Chiến lược phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo đến năm 2030, Bộ NN&PTNT đã chủ động đánh giá tổng kết chiến lược phát triển ngành nông nghiệp, đánh giá những kết quả đạt được, cũng như những tồn tại hạn chế nguyên nhân, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm trong xây dựng chiến lược dự thảo phát triển khoa học công nghệ, đổi mới ngành NN&PTNT.

"Trên cơ sở đạt được trong thời gian qua đã mang lại những giá trị thiết thực cho sản xuất. Tuy nhiên, trước bối cảnh hội nhập quốc tế, biến đổi khí hậu, sự phát triển KHCN của các nước trên thế giới, chúng ta thấy còn rất nhiều thách thức, cần phương hướng mới, định hướng mới, nhiệm vụ trọng tâm mới, đổi mới sáng tạo KHCN trong ngành nông nghiệp", Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ & môi trường (Bộ NN&PTNT) nhận định.

Hội thảo nhằm tiếp thu các ý kiến, đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, địa phương, tổ chức... Để từ đó, hoàn thiện dự thảo chiến lược trình lãnh đạo Bộ NN&PTNT xem xét ban hành, để dự thảo chiến lược mang tính khả thi nhất, đi vào thực tiễn cuộc sống sớm nhất.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Làng nướng cá Diễn Vạn đỏ lửa

Nghề nướng cá tại đất biển Diễn Vạn có từ hàng chục năm rồi, bất kể nắng mưa, những bếp lửa rực đỏ bốn mùa, người làm tất bật từ sáng sớm đến đêm khuya.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất