| Hotline: 0983.970.780

Góp ý với việc làm sách qua tài liệu lưu trữ

Thứ Tư 24/05/2023 , 06:48 (GMT+7)

Cuốn sách 'Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội Việt Nam' (Tuyển chọn tài liệu lưu trữ) do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật phát hành năm 2022 có nhiều sai sót tên người, sự kiện.

Sai họ tên nhiều đại biểu Quốc hội

Ngay ở bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã viết sai tên vị Bộ trưởng ký bên dưới thành Vũ Đình Hòa (tr. 22).

 

Chỉ có Tiến sĩ Toán học Vũ Đình Hòa chứ không có Bộ trưởng Vũ Đình Hòa trong Chính phủ tháng 8/1945. Viết cho đúng phải là Bộ trưởng Vũ Đình Hòe (1912 - 2011).

Trang 75, ở chú thích đánh số 5, ghi tên Bộ trưởng Nguyễn Huy Liệu.

 

Trong Chính phủ 8/1945 không có ai là Nguyễn Huy Liệu. Chỉ có Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Trần Huy Liệu (1901 - 1969).

Trang 185 và 186 danh sách các Đại biểu được Quốc hội truy nhận đã viết sai tên các ông Nông Kính Đậu, Phạm Gia Độ, Trình Quốc Quang (tr. 185), Cung Đình Vân, Trần Trung Dũng (tr. 186). Ở nhiều trang khác còn viết sai tên đại biểu Phạm Gia Độ (194, 247-248…), đại biểu Trần Trung Dũng (224, 225,…), đại biểu Đinh Gia Trịnh (tr. 225- 226…), đại biểu Nguyễn Văn Cai (tr. 228, 231…), đại biểu Trương Thị My (tr. 232, 240…). Viết đúng phải là: Nông Kính Dâu, Phạm Gia Đỗ, Trịnh Quốc Quang, Cung Đình Vận, Trần Trung Dung, Đinh Gia Trinh, Nguyễn Văn Cái, Trương Thị Mỹ…

Trang 240, phiên họp Quốc hội ngày 7/11/1946, sách viết sai tên 3 Đại biểu Quốc hội: Trịnh Tam Tinh (lao động), Trương Thị My (phụ nữ), Dương Văn Du (nghiệp chủ). Viết đúng phải là: Trịnh Tam Tỉnh, Trương Thị Mỹ, Dương Văn Dư.

Trang 223 có đoạn viết:

Phát ngôn nhân của nhóm Dân chủ, ông Hoàng Văn Dục phát ngôn nhân của nhóm Dân chủ trình bày một vài quan điểm về Hiến pháp.

Ông Dục đã nhắc lại vấn đề dân chủ độc viện và chế độ Hội đồng nhân dân để gột bỏ hết mọi sự hoài nghi của một số người Việt Nam.

Về chế độ một viện, ông Dục nêu ra lỗi của nhà chính trị Pháp: “Chế độ độc viện chính là chế độ chính quyền tập trung”.

 

Trong danh sách Đại biểu Quốc hội năm 1946 không có ai tên Hoàng Văn Dục. Người phát ngôn được nhắc đến ở đây là ông Hoàng Văn Đức - đại biểu Quốc hội Hà Nội.

Sai họ tên nhiều thành viên Chính phủ

Tên Thứ trưởng Bộ Xã hội - ông Đỗ Tiệp bị viết sai thành Đỗ Tiếp ở nhiều trang: 296, 298, 301, 304, 307, 309, 312…

Trang 330 viết tham dự họp Chính phủ có ông Nguyễn Văn Chân. Không có ai tên Nguyễn Văn Chân trong Chính phủ năm 1946 mà chỉ có ông Nguyễn Văn Chấn – Thứ trưởng Bộ Kinh tế… Điều này được thể hiện rõ ở các trang tiếp sau trong các phiên họp Hội đồng Chính phủ: 355, 357, 363, 366, 371…

Tên Bộ trưởng Huỳnh Thiện Lộc cũng bị viết sai thành Huỳnh Thiên Lộc ở nhiều trang: 336, 338, 341, 343, 344, 346…

Phiên họp Chính phủ ngày 1/4/1946, sách viết: “Đề cử ông Hoàng Văn Thụ và Phan Tư Nghĩa đi xếp đặt việc miền Nam Trung Bộ” (tr. 321).

 

Những người làm sách thật vui tính, bởi vì ông Hoàng Văn Thụ - Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng bị thực dân Pháp xử bắn từ năm 1944. Còn năm 1946 ở Chính phủ và Quốc hội không có ai mang tên Hoàng Văn Thụ.

Phiên họp Hội đồng Chính phủ tại Bộ Nội vụ ngày 15/3/1946 có tên ông Trịnh Đình Bình (tr. 305). Chúng tôi không rõ ông Trịnh Đình Bình là ai? Trong Chính phủ 1946 có ông Trịnh Văn Bính - Thứ trưởng Bộ Tài chính.

Trang 348 viết cuộc họp Hội đồng Chính phủ ngày 26/4/1946 có nội dung: “Ông Đặng Thai Mai giới thiệu ông Ca Văn Thỉnh là người Nam Bộ sẽ thay ông Mai đại lý Bộ Giáo dục, trong khi đợi cho ông Hồ Đắc Thắng, Bộ trưởng chính thức Bộ Giáo dục do Nam Bộ đề cử”. Theo chúng tôi, ở Nam Bộ không có ai là Hồ Đắc Thắng được đề cử làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục vào năm 1946.

Còn nhiều những nội dung sai khác song khuôn khổ tờ báo có hạn chúng tôi chỉ nêu ngắn gọn như vậy.

Trong lời nói đầu sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội Việt Nam" (Tuyển chọn tài liệu lưu trữ) có viết: “Do nhiều tài liệu cũ, bị mờ, không dấu, nhiều thông tin khó xác minh nên cuốn sách khó tránh khỏi hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được những góp ý của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong những lần xuất bản sau”, vì vậy chúng tôi viết bài này góp ý với những người làm sách.

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia trước đây (nay mang tên mới Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật) đã ấn hành nhiều ấn phẩm về Quốc hội và Chính phủ đã viết chính xác họ và tên của các Đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng, Thứ trưởng trong Chính phủ những năm đầu lập thành lập Nhà nước và Chính phủ 1945 - 1946. Đáng tiếc, những người chịu trách nhiệm xuất bản, chịu trách nhiệm nội dung và biên tập viên đã không biết sử dụng những ấn phẩm ấy để tham khảo, đối chiếu khi xuất bản sách "Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội Việt Nam" (Tuyển chọn tài liệu lưu trữ). Nếu biết kế thừa từ những ấn phẩm trước đây, hẳn sẽ không gặp phải nhiều sai sót như đã nêu ở trên.

Chú thích ảnh sai

Trong phần ảnh tư liệu của sách "Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội Việt Nam" (Tuyển chọn tài liệu lưu trữ), có tấm ảnh chú thích “Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đại biểu tan giờ họp Quốc hội tại Nhà hát Lớn, tháng 11/1946” (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Anbom 36 – BH).

Thực tế, đây là ảnh chụp ngày 2/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra về sau kỳ họp Quốc hội đầu tiên thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp nhiều đảng phái.

 

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm