| Hotline: 0983.970.780

Hà Giang: Đẩy mạnh bảo tồn và khai thác cây dược liệu

Thứ Tư 06/05/2020 , 10:35 (GMT+7)

Theo khảo sát, các loài cây được liệu ở Hà Giang phong phú và đa dạng, thuộc 1.101 loài thực vật; trong đó khoảng 51 loài thuộc danh sách đỏ có nguy cơ tuyệt chủng.

Kiểm tra đánh giá mô hình trồng cây dược liệu.

Kiểm tra đánh giá mô hình trồng cây dược liệu.

Nhằm bảo tồn nguồn gen và phát triển các loài cây dược liệu quý, hướng tới là vùng sản xuất chủ đạo các loài cây dược liệu, tỉnh Hà Giang đã triển khai Đề án Phát triển cây dược liệu giai đoạn 2012 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Dự án được Chính phủ phê duyệt và được các Bộ, ngành chức năng của Trung ương thẩm định với qui mô 12.581 ha, trong đó diện tích trồng mới là 5.180 ha. 

Sau hơn 8 năm triển khai (từ năm 2012 đến hết quý I năm 2020), dự án đã mang lại những kết quả bước đầu, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và phù hợp với tiềm năng thế mạnh của địa phương.

Tính đến thời điểm cuối quý I/2020, tổng diện tích các loài cây dược liệu đã trồng của Hà Giang đạt trên 9.400 ha, chủ yếu là các loại dược liệu như Astiso, Đương qui, Bạch chỉ, Ý dĩ, Thảo quả, Ấu tẩu....

Nhằm phát triển bền vững các loài cây dược liệu và đạt được mục tiêu đã đề ra, tỉnh Hà Giang đề ra chủ trương xây dựng Trung tâm Bảo tồn và phát triển cây dược liệu của tỉnh tại huyện Quản Bạ; đẩy mạnh nghiên cứu nhằm sản xuất các loại thuốc tân dược từ nguồn dược liệu khai thác và gieo trồng của tỉnh; ban hành danh mục các chủng, loài dược liệu quý hiếm trên địa bàn nhằm xúc tiến công tác bảo tồn; bổ sung các chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong quá trình phát triển cây dược liệu; xúc tiến quá trình giao đất cho các dự án phát triển trồng cây dược liệu...

Ông Nguyễn Minh Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết: Tỉnh sẽ giao cho Sở Y tế là cơ quan chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh về Chương trình phát triển cây dược liệu để Sở chủ động làm việc với các ban ngành, các doanh nghiệp nhằm xây dựng kế hoạch triển khai phát triển cây dược liệu, đảm bảo lộ trình và thời gian thực hiện cụ thể. Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng Đề án bổ sung nhiệm vụ nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệu của tỉnh. Sở Công thương xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển các chợ kinh doanh cây dược liệu...

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm