| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội chủ động trước nguy cơ dịch bệnh sau bão số 3

Chủ Nhật 08/09/2024 , 20:49 (GMT+7)

Sau khi bão số 3 đi qua, ô nhiễm môi trường kéo theo nguy cơ bùng phát các bệnh thường gặp như, tiêu hóa, da liễu, sốt xuất huyết, đau mắt rất cao.

Thôn Đồng Dâu, xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ bị ngập sâu trong nước. Ảnh: Hùng Khang.

Thôn Đồng Dâu, xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ bị ngập sâu trong nước. Ảnh: Hùng Khang.

Theo đánh giá của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), sau mưa bão, lũ lụt, có rất nhiều vi sinh vật, rác, chất thải… trôi theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Ngập lụt chính là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus và vật trung gian truyền bệnh sinh sôi. Những dịch bệnh thường gặp trong mùa mưa lũ là tiêu chảy cấp, viêm đường hô hấp, đau mắt đỏ, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết, cảm cúm...

PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam khuyến cáo, người dân ở những vùng bị ảnh hưởng bởi mưa bão rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa do nguồn nước, thực phẩm, điều kiện vệ sinh không bảo đảm. Bên cạnh đó, nước ăn chân hoặc các bệnh lý da liễu khác, cảm lạnh, cúm, đau mắt cũng là những vấn đề thường gặp.

Đồng thời, môi trường ẩm ướt, nước tù đọng ở các vật dụng như lốp xe, vỏ chai lọ, chậu cây, chum vại… cũng là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản. Bệnh sốt xuất huyết rất dễ lây lan và bùng phát. Mùa mưa bão hàng năm cũng là đỉnh dịch sốt xuất huyết ở nhiều nơi.

Cùng với các bệnh truyền nhiễm, mưa bão cũng kéo theo nguy cơ gia tăng tai nạn thương tích như: Đuối nước, điện giật, cây đổ, tường đổ và các tổn thương khác do rắn, rết cắn.

Theo ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội, ngành Y tế thành phố đã kiện toàn các đội cấp cứu cơ động với đầy đủ thuốc và trang thiết bị, sẵn sàng đáp ứng các tình huống có thể xảy ra.

Thành phố có 5 đội phòng, chống dịch cơ động tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, 5 đội điều tra xử lý ngộ độc thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội. Ngoài ra, 30 Trung tâm Y tế đã kiện toàn 92 đội phòng, chống dịch cơ động và 80 đội cấp cứu cơ động.

Sở Y tế Hà Nội cũng chỉ đạo các đơn vị tiến hành điều tra, nắm số điểm có nguy cơ ngập lụt để xây dựng phương án phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm nước sạch, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, chuẩn bị cơ số thuốc điều trị các bệnh thường gặp sau mưa lũ và các hóa chất (Cloramin B, phèn chua…) để xử lý nguồn nước, môi trường.

Đồng thời, cơ quan chức năng hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp xử lý môi trường; thu gom, xử lý chất thải y tế, xử lý xác súc vật chết; tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng và véc tơ gây bệnh tại các khu vực bị ngập sau khi nước rút.

Xem thêm
Sàng lọc ung thư thực quản bằng bọt biển

Trong vòng 3 năm tới, những người bị ợ nóng sẽ được xét nghiệm lâm sàng ung thư thực quản thông qua một xét nghiệm kéo dài khoảng 10 phút.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Gợi ý những món canh giàu dinh dưỡng tốt cho người tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng có vai trò và tác động rất lớn đối với sức khỏe của người bị tiểu đường.

9 tác dụng bất ngờ của trà gừng đối với sức khỏe

Trà gừng là thức uống quen thuộc trong đời sống, đặc biệt được nữ giới ưa chuộng. Không chỉ giúp làm ấm cơ thể, trà gừng còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.