| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội: Dòng vốn chính sách giúp xã hội tươi đẹp hơn

Thứ Bảy 22/10/2022 , 14:38 (GMT+7)

Dòng vốn chính sách xã hội góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội, hạn chế 'tín dụng đen' khu vực nông thôn.

Chính sách đã đi vào cuộc sống

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 3418/ UBND-KGVX ngày 14-10-2022 về tiếp tục triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hiện Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố cùng các địa phương đang tập trung thực hiện tín dụng chính sách xã hội đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Giải quyết thủ tục vay vốn cho người dân tại điểm giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội phường Thành Công (quận Ba Đình).

Giải quyết thủ tục vay vốn cho người dân tại điểm giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội phường Thành Công (quận Ba Đình).

Bà Lê Thị Đức Hạnh - Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội, cho biết: Trong 20 năm qua, các chương trình tín dụng chính sách xã hội thực hiện theo Nghị định số 78 ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, được triển khai hiệu quả, khẳng định chính sách này đã thực sự đi vào cuộc sống.

Đây là công cụ, giải pháp có tính lâu dài, bền vững góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu quốc gia, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô trong từng giai đoạn. Hiện nay, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố chủ động tham mưu UBND thành phố, Ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố triển khai hiệu quả chương trình tín dụng chính sách xã hội từ nguồn vốn trung ương, thành phố.

Đơn vị bảo đảm hoàn thành tốt chỉ tiêu, kế hoạch giao hằng năm, gắn tăng trưởng dư nợ cho vay với giữ vững, nâng cao chất lượng tín dụng; tổ chức quản lý nguồn vốn chặt chẽ, cho vay đúng đối tượng, đúng chính sách, bảo đảm an toàn vốn.

Còn theo Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Xuân Thanh, nhiều năm qua, huyện Phú Xuyên triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội lồng ghép với các chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân, chương trình hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội.

Đặc biệt, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội còn hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi khu vực nông thôn.

Từ chỉ đạo của UBND thành phố, huyện Phú Xuyên tiếp tục đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, đào tạo nghề để người nghèo, đối tượng chính sách khác tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng. Qua đó, kịp thời, tổ chức triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội đáp ứng tốt hơn nhu cầu của đối tượng thụ hưởng.

Đẩy lùi “tín dụng đen”, giúp người dân thoát nghèo

Bà Phạm Thị Hòa, Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội được quận xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên.

Trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền được nâng lên nên hiệu quả triển khai chương trình tín dụng chính sách xã hội đạt hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, ngăn chặn, đẩy lùi “tín dụng đen”.

Đến nay, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội được triển khai đến 100% phường, tạo điều kiện cho đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận với nguồn vốn một cách thuận lợi, kịp thời.

Từ đó góp phần giúp các hộ thoát nghèo, giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn, tạo điều kiện cho các em học tập tốt.

Bà Phạm Thị Xuân (phố Chính Kinh, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân) tâm sự: Do hoàn cảnh gia đình, tôi một mình nuôi con ăn học trong điều kiện bản thân không có việc làm ổn định, thu nhập bấp bênh do sức khỏe yếu.

“Hai mẹ con tôi nhiều năm sống trong căn nhà cũ, chỉ rộng vẻn vẹn hơn 10m2, điều kiện vật chất thiếu thốn. Gia đình nhiều năm liền luôn trong danh sách các hộ cận nghèo. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, tháng 7/2022, tôi được tạo điều kiện vay 125 triệu đồng từ nguồn vốn chính sách xã hội để sửa nhà, mua xe máy cho con trai có phương tiện làm công việc giao hàng. Với tôi, nguồn vốn tín dụng chính sách không chỉ giúp cho người nghèo, đối tượng chính sách có điều kiện tự lực vươn lên, mà còn góp phần thay đổi cơ bản nhận thức, sử dụng vốn hiệu quả và cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống”, bà Xuân nói.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.