| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh thêm một đêm không ngủ

Chủ Nhật 10/11/2013 , 21:09 (GMT+7)

Chợ TP Hà Tĩnh chẳng khác phiên chợ chiều 30 Tết, mọi người thi nhau mua sắm đủ thứ lương thực, thực phẩm để dự trữ; người mua dây, người mua bì, túi bóng để chằng néo, gói gém đồ đạc.

Tiếng loa phát thanh đã vang lên khắp mọi làng quê, phố xá: “Tất cả mỗi người dân chuẩn bị phòng chống bão số 14 bằng mọi biện pháp tích cực, giằng níu nhà cửa, khẩn trương sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Mọi tư trang, hành lý xếp đặt nơi an toàn, bão vào tuyệt đối không một ai ra đường”.


Trong mưa, bão tình người thêm ấm áp.

Cả buổi chiều đến tối, trên các đường phố Hà Tĩnh mọi người như cuống quýt, nhốn nháo, mấy gia đình ở đường Nguyễn Du thi nhau bắc thang chặt cành cây, người chạy đi mua tre, mét để chống trụ cây cối, nhà cửa. Chợ TP Hà Tĩnh chẳng khác phiên chợ chiều 30 Tết, mọi người thi nhau mua sắm đủ thứ lương thực, thực phẩm để dự trữ; người mua dây, người mua bì, túi bóng để chằng néo, gói gém đồ đạc. Chợ như bị cháy hàng vì bão.

Tối 9/10, chúng tôi về xã biển Thạch Kim, huyện Thạch Hà. Trường tiểu học, có đến gần 100 hộ gia đình túm tụm bên nhau. Bà Nguyễn Thị Châu (86 tuổi) khuôn mặt hốc hác nhìn lũ trẻ thơ ngơ ngác trong bóng đêm. Bà tâm sự: “Mỗi khi nghe tin có bão lớn đổ bộ là cái tâm già không yên bởi bão tố không biết đường nào mà tránh. Người già như bà có hề hấn gì cũng không sao nhưng đối với lũ trẻ này thương chúng lắm”. Nghe bà Châu nói, cả lũ trẻ há hốc mồm nhìn theo, đọc được ở chúng nỗi sợ hãi về cơn bão khủng khiếp.

Sáng hôm sau tôi đến xã Thạch Đỉnh - một xã ven biển khác của Thạch Hà, chứng kiến người đào hầm, người đóng bao cát làm nơi trú ẩn. Tinh thần phòng chống bão của toàn dân tập trung cao độ.

Anh Nguyễn Minh Hà, xã Thạch Đỉnh chia sẻ: “Chúng tôi chọn phương án đào hầm, đào hố, đây là biện pháp tránh bão an toàn đã được trải nghiệm”.

Trong lúc khó khăn, đoàn công tác TW do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã kịp có mặt tại Hà Tĩnh để kiểm tra việc chuẩn bị đối phó bão, từ công tác di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm, củng cố hệ thống đê điều, hồ đập, phương án ngăn chặn các trục đường giao thông bị ngập lũ, tuyệt đối không cho xe qua lại nhằm bảo vệ an toàn tài sản, tính mạng cho nhân dân. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự ra lệnh các ban ngành toàn tỉnh: “Tập trung quyết liệt phòng chống bão”.

Phó Chủ tịch tỉnh Lê Đình Sơn báo cáo trước đoàn công tác Chính phủ: Đến 13h ngày 10/11 Hà Tĩnh đã di dời 20.308 hộ dân với 73.159 nhân khẩu vùng ven biển, miền núi đến nơi trú ẩn; 100% tàu thuyền đã neo đậu an toàn; hầu hết nhà của người dân trong toàn tỉnh đã được giằng níu, chống đỡ; lực lượng quân đội, công an, biên phòng được điều động trực 24/24h tại những nơi xung yếu. Công tác chuẩn bị an toàn hồ đập kịp thời. Cả hệ thống chính trị từ tỉnh, huyện, xã đến các thôn bản đều được quán triệt. Cũng theo ông Lê Đình Sơn, mặc dù sự chuẩn bị khá chu tất nhưng trong đó vẫn còn có 5 huyện chưa thực sự đáp ứng nhiệm vụ cấp bách đúng thời gian quy định nên đã bị Chủ tịch tỉnh phê bình.

Xem thêm
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh chính sách tín dụng đối với lâm sản, thủy sản

Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT chủ động chỉ đạo các giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn, bảo đảm sản xuất, thúc đẩy, tiêu thụ, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.

Siết chặt khai thác nước ngầm, bảo vệ 'túi' nước ngọt ở ĐBSCL

Nước ngầm - nguồn nước ngọt dự trữ lớn cho ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ bị nhiễm mặn. Giải pháp lâu dài kiểm soát, ngăn chặn khai thác nước ngầm cần được tính toán.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).