| Hotline: 0983.970.780

Hải Dương, Quảng Ninh đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu người dân

Thứ Sáu 29/01/2021 , 15:53 (GMT+7)

Thông tin từ Bộ Công Thương cho thấy, các tỉnh vùng dịch Covid-19 là Hải Dương và Quảng Ninh đảm bảo đủ nguồn hàng hóa cho nhu cầu ngày thường và tết.

Các siêu thị, hệ thống phân phối lớn, doanh nghiệp ở Hải Dương đã chuẩn bị nguồn hàng hóa dồi dào. Ảnh: TL.

Các siêu thị, hệ thống phân phối lớn, doanh nghiệp ở Hải Dương đã chuẩn bị nguồn hàng hóa dồi dào. Ảnh: TL.

Theo Bộ Công Thương, tổng trị giá hàng phục vụ Tết tại các siêu thị, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hải Dương đạt trên 1.000 tỷ đồng (duy trì luân chuyển liên tục).

Trong đó: Siêu thị Big C chuẩn bị nguồn hàng trên 80 tỷ; hệ thống siêu thị + cửa hàng tiện ích của Tập đoàn Masan chuẩn bị nguồn hàng trên 22,5 tỷ; siêu thị BRG (Intimex cũ) chuẩn bị nguồn hàng trên 20 tỷ; hệ thống siêu thị Lan Chi chuẩn bị nguồn hàng trên 40 tỷ; các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên 250 tỷ đồng...

Đối với nhóm hàng thực phẩm tươi sống ở Hải Dương: nguồn cung nhiều, không chỉ sẵn sàng phục vụ nhu cầu nhân dân trong tỉnh mà còn cung ứng phục vụ nhân dân tại Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phụ cận.

Trong đó, tổng đàn lợn toàn tỉnh khoảng 350 nghìn con; riêng đàn lợn thịt đủ tiêu chuẩn xuất chuồng 260 nghìn con (tương ứng khoảng 33 - 35 nghìn tấn thịt hơi); đàn gia cầm 15,5 triệu con (riêng đàn gà trên 12 triệu con); trứng các loại 390.000 quả; thủy sản nước ngọt các loại gần 88.000 tấn…

Giá cả hàng hóa tại Hải Dương trong những ngày qua cơ bản ổn định. Riêng mặt hàng thịt lợn, trong nửa đầu tháng 1 giá lợn hơi tăng nhẹ (mức tăng khoảng 3.000-5.000 đ/kg), đã tác động nhỏ đến giá bán lẻ thịt lợn trên địa bàn. Nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu thịt lợn trong dịp tết tăng dần, bên cạnh đó xuất hiện tình trạng xuất lậu lợn hơi qua đường mòn, lối mở với các nước có chung đường biên giới với Việt Nam.

Tính chung cả dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, sức mua ở Hải Dương dự kiến sẽ tăng tối đa khoảng 15-17% so với Tết Canh Tý năm 2020. Nhu cầu mua sắm dự kiến sẽ tăng dần kể từ ngày 30/1/2021; trong đó cao điểm mua bán sẽ tập trung từ ngày 4/2/2021 đến hết ngày 11/2/2021 (tức từ ngày 23 đến hết ngày 30 tháng Chạp năm Canh Tý).

Dự báo, trong dịp Tết Tân Sửu, ở Hải Dương sẽ không có tình trạng khan hàng, sốt giá vì nguyên nhân mất cân đối cung - cầu hàng hóa. Riêng đối với nhóm hàng rau, củ, quả tươi…, do tính chất tươi sống, khó vận chuyển, bảo quản nên những ngày cận tết khả năng mức giá sẽ tăng nhẹ, trong ngắn hạn, với phạm vi hẹp.

Đến thời điểm hiện nay, nguồn hàng trên thị trường tỉnh Quảng Ninh cơ bản vẫn ổn định, hàng hóa phong phú, không có hiện tượng khan hiếm hàng.

Qua khảo sát, nắm tình hình các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã chuẩn bị hàng hoá phục vụ tết trị giá gần 2.000 tỷ đồng, bao gồm các mặt hàng thiết yếu như gạo các loại, thực phẩm tươi sống; thực phẩm chế biến, bánh kẹo, rượu bia, đồ uống giải khát, hàng may mặc, hàng trang trí nội thất và một số hàng tiêu dùng khác.

Theo báo cáo một số đơn vị dự trữ nguồn hàng tương đối lớn để phục vụ tết như Siêu thị MM Mega Market dự trữ khoảng gần 150 tỷ đồng tổng giá trị hàng hóa, siêu thị Go! (Big C Hạ Long) dự trữ khoảng gần 130 tỷ đồng, hệ thống siêu thị Vinmart dự trữ khoảng gần 100 tỷ đồng, siêu thị Aloha dữ trữ trên 80 tỷ đồng, siêu thị TTP dự trữ trên 15 tỷ đồng …

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Quảng Ninh, hiện nay, chăn nuôi của tỉnh cung cấp khoảng 40% nhu cầu tiêu dùng, còn lại chủ yếu đều nhập từ tỉnh ngoài (như Hải Dương, Bắc Giang, Hưng Yên, Nam Định và các tỉnh miền Trung).

Nhằm góp phần ổn định thị trường, hạn chế việc khan hiếm hàng, đặc biệt đối với mặt hàng thịt lợn, Sở Công Thương Quảng Ninh đã trao đổi với các đơn vị phân phối trên địa bàn tỉnh cam kết, có phương án nhập khẩu mặt hàng thịt lợn an toàn với giá cả đảm bảo không cao hơn thị trường nhằm (trong đó, thịt lợn nhập khẩu tại siêu thị MM Mega Market dự trữ khoảng trên 6 tấn/tháng; Go! (Big C Hạ Long) dự trữ khoảng 3 tấn/tháng).

Xem thêm
Ấn Độ được dự báo xuất khẩu 18 triệu tấn gạo trong năm 2024 - 2025

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo Ấn Độ sẽ vẫn là nước xuất khẩu hàng đầu trên thị trường gạo thế giới bất chấp những hạn chế xuất khẩu trước đó.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hải Phòng khởi công dự án sản xuất vật liệu phân hủy hơn 2 nghìn tỷ

Đây là một trong những sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 69 năm ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm