| Hotline: 0983.970.780

Hải Phòng không có sản phẩm OCOP đạt 5 sao

Thứ Hai 27/01/2020 , 18:16 (GMT+7)

Hải Phòng có tổng cộng 12/470 sản phẩm OCOP của cả nước, trong đó chỉ có sản phẩm đạt 4 sao, không có sản phẩm 5 sao.

Vừa qua, Ủy ban nhân dân thành phố vừa ban hành Quyết định số 144/QĐ-UBND về việc công nhận sản phẩm OCOP thành phố Hải Phòng năm 2019. Theo đó, Thành phố Hải Phòng có 12 sản phẩm OCOP, trong đó không có sản phẩm đạt 5 sao, chỉ có 1 sản phẩm đạt 4 sao và 11 sản phẩm đạt 3 sao.

Gạo ruộng rươi, một trong những sản phẩm OCOP của Hải Phòng.

Các sản phẩm đạt 3 sao gồm, gạo ruộng rươi của Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Thụy Hương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy. Trứng Chấn Hưng của Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Chiêu Viên, xã Tây Hưng, huyện Tiên Lãng.  Chuối quả của Hợp tác xã nông lâm thủy hải sản Nam Việt, xã Tây Hưng, huyện Tiên Lãng. Nấm sò tươi của Cơ sở sản xuất nấm Đỗ Văn Tuấn, xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo. Rượu Nếp mân của Cơ sở sản xuất rượu Hoàng Quân, xã An Hòa, huyện Vĩnh Bảo. Táo Bàng La của Hợp tác xã nông nghiệp thủy sản Bàng La, phường Bàng La, quận Đồ Sơn. Mật ong hoa rừng Cát Bà, Rượu vang Hibinatu, Nước giải khát Hibigreen, Trà Hibinatu, Nước cốt Hibisy của Công ty Cổ phần thương mại thực phẩm Trường Xanh, xã Nam Sơn, huyện An Dương... Còn sản phẩm OCOP đạt 4 sao là cá mòi.

Như vậy, sau hơn 1 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay cả nước có 470 sản phẩm OCOP, trong đó có 9 sản phẩm 5 sao, 160 sản phẩm 4 sao, 308 sản phẩm 3 sao. Các cơ sở sản xuất có sản phẩm đã được công nhận sản phẩm OCOP được sử dụng biểu trưng (Logo) OCOP và hạng sao in trên bao bì sản phẩm. Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp thành phố có hiệu lực 36 tháng (3 năm) kể từ ngày ký.

OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.