Liên quan đến thông tin trên, ngày 5/10, lãnh đạo xã lãnh đạo xã Liên Khê xác nhận có vụ việc và cho biết Phòng Văn hóa huyện Thủy Nguyên và Bảo tàng Hải Phòng đang lấy mẫu giám định 2 cọc gỗ được người dân xã Liên Khê phát hiện trong lúc đào vườn để xác định nguồn gốc, niên đại.
Trước đó, vào ngày 1/10, ông Nguyễn Tuân Triệu, ở thôn 3, thuộc làng Mai Động, xã Liên Khê, Thủy Nguyên (Hải Phòng) có phát hiện 2 cọc gỗ cổ, được chôn sâu dưới lòng đất. Ngay sau đó sự việc đã được báo lên chính quyền.
ảnh minh họa Nguồn: Internet |
Tại thời điểm phát hiện, 2 chiếc cọc có bề mặt màu nâu đen, thân hình trụ tròn, một phần còn nhẵn bóng và hơi vát nghiêng. Chiều dài một cọc hơn 4 mét, cọc còn lại hơn 3 mét và cùng đường kính hơn 30cm, đóng vào lớp phù sa màu hồng. Theo phỏng đoán của người dân địa phương, 2 cọc gỗ này có từ hàng nghìn năm trước, liên quan đến các trận chiến trên sông Bạch Đằng.
Ngược dòng lịch sử, vùng đất xã Liên Khê ngày nay, xưa kia thuộc tổng Trúc Động, huyện Thủy Nguyên Đường, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Là vùng đất phù sa có lịch sử lâu đời, nằm trên mạch núi già của vòng cung đông triều. Con người đến sinh cơ lập nghiệp tại mảnh đất này từ rất sớm. Nơi đây còn lưu truyền nhiều câu chuyện về những chiến thắng quân Nguyên Mông của Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn trên sông Bạch Đằng vào năm 1228.
Ngày đó, chiến trường Bạch Đằng với trận đánh lịch sử của Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên Mông là một chiến trường liên hoàn được bố trí trong một khu vực rộng lớn từ vùng Lục Đầu Giang cho đến cửa sông Bạch Đằng. Những trận đánh quyết định ở cửa sông Bạch Đằng ngày ấy, nay là vùng giáp ranh giữa thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh) và huyện Thủy Nguyên (TP.Hải Phòng), tiêu diệt hoàn toàn quân địch, đưa đến thắng lợi vẻ vang cho quân và dân ta.
Hiện nay trên địa bàn xã có cụm di tích gắn liền với chiến thắng Bạch Đằng năm 1228 (gồm chùa Mai Động, chùa Thiểm Khê và đền Thụ Khẽ). Các di tích này đều được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.