| Hotline: 0983.970.780

Hải sản tắc tiêu thụ, ngư dân thua lỗ, tàu cá nằm bờ

Thứ Năm 22/07/2021 , 17:01 (GMT+7)

Không thể tiêu thụ tỉnh ngoài, trong khi nhu cầu tại chỗ cũng tụt giảm khiến nhiều tàu cá bị thua lỗ, phải nằm bờ. Các cảng cá đìu hiu, vắng vẻ chưa từng thấy.

Giá các loại hải sản đang được các thương lái thu mua ở tỉnh Quảng Ngãi giảm khoảng 30% so với trước đây. Ảnh: N.Đ.

Giá các loại hải sản đang được các thương lái thu mua ở tỉnh Quảng Ngãi giảm khoảng 30% so với trước đây. Ảnh: N.Đ.

Thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, hầu hết các nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn uống ở tỉnh Quảng Ngãi đều tạm đóng cửa kinh doanh. Nhu cầu và giá các mặt hàng hải sản giảm theo. 

Tại cảng cá Tịnh Hòa (TP Quảng Ngãi), rất nhiều tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân vừa cập cảng để bán hải sản cho thương lái. Tuy nhiên, giá thu mua hải sản giảm khiến ngư dân không khỏi lo lắng.

Ngư dân Nguyễn Ngọc Dự (trú thôn Tân Mỹ, xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi), chủ tàu cá Qng 97110TS cho biết, ông và 8 bạn thuyền trên tàu vừa cập cảng sau chuyến đi biển dài hơn 20 ngày ở ngư trường Trường Sa, thu được khoảng 6 tấn cá chuồn.

"So với trước dịch bệnh Covid-19, giá bán các loại hải sản đều giảm. Như loại cá chuồn này trước đây thấp nhất cũng được 25.000 đồng/kg, nhưng bây giở chỉ còn 20.000 đồng/kg. Sau khi bán ra, chia cho các thuyền viên, trừ chi phí xăng dầu, đá lạnh, các như yếu phẩm mua trước khi đi không lỗ là mừng rồi”, ông Dự chia sẻ.

Giá giảm, ngư dân cũng gặp khó khăn trong tiêu thụ khi sản phẩm đánh bát hiện nay chỉ bán được ở trong tỉnh nhưng nhu cầu tại chỗ cũng tụt mạnh. Ảnh: L.K.

Giá giảm, ngư dân cũng gặp khó khăn trong tiêu thụ khi sản phẩm đánh bát hiện nay chỉ bán được ở trong tỉnh nhưng nhu cầu tại chỗ cũng tụt mạnh. Ảnh: L.K.

Việc đánh bắt ở vùng gần bờ ngày càng khó khăn do nguồn lợi hải sản ngày mỗi cạn kiệt. Song điều khiến ngư dân lo lắng nhất vẫn là giá cả hải sản bán ra. Vừa đưa cá chuồn từ khoang thuyền lên bờ, ngư dân Lê Tuấn Duẫn (trú xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi), chủ tàu Qng 92864TS cũng không giấu được sự lo âu.

Tàu ông Duẫn hành nghề lưới rê vừa trở về bờ sau phiên biển kéo dài hơn gần 1 tháng, thu được khoảng 1,5 tấn cá. Dự lường trước dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên địa bàn tỉnh nên ông Duẫn đã giảm 3 bạn thuyền cùng đi nhằm hạn chế chi phí nhưng vẫn thua lỗ gần 30 triệu đồng. Thấy vậy, ông Duẫn dự tính sẽ nghỉ một thời gian chờ dịch bệnh lắng xuống mới tiếp tục vươn khơi.

Qua tìm hiểu được biết, giá hải sản giảm không chỉ ảnh hưởng đến các tàu cá hoạt động đánh bắt gần và xa bờ mà còn ảnh hưởng đến các cơ sở thu mua, chế biến thủy hải sản. Theo các chủ nậu thu mua thủy sản, do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên hải sản đánh bắt của bà con chủ yếu chỉ tiêu thụ nội tỉnh, không tiêu thụ được ra tỉnh ngoài.

Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều tàu đánh bắt trở về bị thua lỗ. Ảnh: N.Đ.

Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều tàu đánh bắt trở về bị thua lỗ. Ảnh: N.Đ.

Trong khi đó, việc một số chợ, hàng quán ngưng kinh doanh đã khiến lượng tiêu thụ sụt giảm mạnh. Giá cả các mặt hàng thủy sản đều giảm khoảng 30% so với thời gian trước.

Nửa tháng nay, ông Trần Vân Lai (trú thôn Khê Tân, xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) đã tạm ngưng đi biển. Ngày ngày, ông Lai cùng vợ và bà Đặng Thị Cơ lên tàu đang neo đậu ở cảng Tịnh Hòa, vừa trông coi tàu, vừa đan vá, sửa sang lại mấy tấm lưới.

Ông Lai cho hay: “Từ ngày dịch bệnh bùng phát, thành phố áp dụng Chỉ thị 15 rồi đến Chỉ thị 16 là tôi ở nhà luôn. Đi về bán ra ngoại tỉnh cũng khó khăn, bán ở chợ thì dịch bệnh cấm tụ tập đông người. Bây giờ chỉ mong dịch qua nhanh, cuộc sống trở lại bình thường, giá cả ổn định thì mới tiếp tục đi biển”.

Dịch Covid-19 tác động mạnh vào giá cả thị trường cũng khiến nhiều ngư dân ở tỉnh Quảng Ngãi dè dặt trước việc ra khơi.

Theo lãnh đạo Sở PTNT tỉnh Quảng Ngãi, hiện nay việc tiêu thụ thủy, hải sản gặp khó khăn, giá cả giảm sút khiến người dân chịu thiệt hại rất lớn về kinh tế, ảnh hưởng đến cuộc sống của những người làm nghề biển.

Các cảng cá tại Quảng Ngãi hiện không còn cảnh tấp nập như trước mà đìu hiu, vắng vẻ chưa từng thấy. Ông Bùi Văn Khôi, Trưởng Ban Quản lý cảng cá Tịnh Hòa cho biết: Từ đầu năm 2021 đến nay, tàu khai thác không hiệu quả do nguồn lợi thủy sản sụt giảm.

Thêm vào đó là do ảnh hưởng dịch Covid 19, người dân ở nhà, không đi đánh bắt. Nay lại giá xăng dầu lại tăng, giá cả giảm nên ngư dân bị thua lỗ.

  • Tags:
Xem thêm
Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã

Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, các địa phương cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Kỹ thuật rải vụ thu hoạch quả trên cây nhãn Hưng Yên

Để xử lý rải vụ quả trên cây nhãn, cần nắm vững đặc tính nông sinh học của giống, diễn biến thời tiết trong năm để tác động đạt kết quả tốt

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất