| Hotline: 0983.970.780

Hạn cuối được kinh doanh thuốc trừ cỏ Glyphosate là tháng 6 năm 2020

Thứ Tư 10/04/2019 , 19:34 (GMT+7)

Theo Quyết định số 1186/QĐ-BNN-BVTV của Bộ NN-PTNT ban hành ngày 10/4 về việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất Glyphosate ra khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, các doanh nghiệp có thời gian 1 năm để bán hết lượng hàng đã nhập về.

Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Hoàng Trung

Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Hoàng Trung cho biết, theo thông lệ quốc tế, Quyết định số 1186 chính thức có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày ký ban hành (10/4).

Tuy nhiên, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đã nhập khẩu Glyphosate về Việt Nam đủ thời gian, giải pháp, lộ trình tiêu thụ hết lượng hàng còn trong kho, Quyết định 1186 quy định thời hạn 1 năm kể từ ngày quyết định có hiệu lực để các doanh nghiệp, đại lý được phép kinh doanh, tiêu thụ hoặc tái xuất các sản phẩm thương mại có chứa hoạt chất Glyphosate, tức 10/6/2020 là thời hạn cuối cùng.

Trước đó, Cục Bảo vệ thực vật đã có công văn gửi các danh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam đề nghị thống kê, báo cáo cụ thể số lượng hàng hóa thuốc trừ có có chứa hoạt chất Glyphosate trước ngày 30/3.

Trên cơ sở báo cáo của các doanh nghiệp, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Hoàng Trung cho biết, tổng số lượng thuốc trừ cỏ còn đến thời điểm hiện tại là 5 triệu lít, nên với thời hạn một năm các doanh nghiệp hoàn toàn đủ thời gian để tiêu thụ hết lượng hàng đã nhập về.

Hiện còn 5 triệu lít thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất Glyphosate đã nhập khẩu về Việt Nam

Đặc biệt, Cục trưởng Hoàng Trung cho biết, hiện trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hiện nay đã có sẵn 54 hoạt chất thuốc trừ cỏ hiệu quả, an toàn và giá cả cũng không chênh lệch quá lớn hoàn toàn có thể thay thế hoạt chất Glyphosate. Hơn nữa ,cũng theo Cục Bảo vệ thực vật, hiện các tổ chức cá nhân cũng đã chủ động đăng ký các loại thuốc trừ cỏ chứa các hoạt chất thế hệ mới, có nguồn gốc sinh học hiệu quả, an toàn để thay thế Glyphosate.

Theo chủ trương chung để phát triển bền vững, quan điểm của Bộ NN-PTNT hiện tại và trong tương lai là quản lý cỏ dại chứ không phải diệt trừ cỏ dại để bảo vệ tài nguyên đất nhằm mục đích phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn, bền vững. Chỉ áp dụng biện pháp sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ các loài cỏ dại có khả năng cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng để quản lý cỏ dại một cách khoa học, hiệu quả.

Quan điểm của Bộ NN-PTNT hiện tại và trong tương lai là quản lý cỏ dại chứ không phải diệt trừ cỏ dại để hướng tới nền nông nghiệp phát triển bền vững

Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Hoàng Trung khẳng định, với các tài liệu, căn cứ khoa học xác đáng trên thế giới và thực tiễn điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam, việc Bộ NN-PTNT loại bỏ hoạt chất Glyphosate ra khỏi danh mục lưu hành là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật hiện hành và hài hòa với các quy định của quốc tế.

Ông Nguyễn Văn Sơn (ảnh), Quyền Chủ tịch Hội Doanh nghiệp sản xuất và Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, Hội và các doanh nghiệp trong hội cơ bản đồng tình, nhất trí với Quyết định loạt bỏ hoạt chất độc hại, nguy cơ cao với sức khỏe con người như Glyphosate ra khỏi danh mục của Bộ NN-PTNT.

Ông Ngọc chia sẻ thêm, thời hạn 1 năm mà Cục tạo điều kiện là rất đáng quý để các doanh nghiệp trong Hội cố gắng tiêu thụ hoặc tái xuất khẩu sản phẩm sang các nước chưa cấm để hạn chế tối đa thiệt hại cho doanh nghiệp trong nước.

 

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.