| Hotline: 0983.970.780

Hạn, mặn song hành ở ĐBSCL: Tỉnh chờ Bộ hỗ trợ

Thứ Hai 15/03/2010 , 10:06 (GMT+7)

ĐBSCL đang hạn, mặn gay gắt. Cuối tuần qua, tại Sóc Trăng, Bộ trưởng Bộ Cao Đức Phát đã chủ trì hội nghị giải quyết vấn đề này.

ĐBSCL đang hạn, mặn gay gắt. Cuối tuần qua, tại Sóc Trăng, Bộ trưởng Bộ Cao Đức Phát đã chủ trì hội nghị giải quyết vấn đề này.

Ở cuối nguồn sông Mekong, ĐBSCL là một vùng sông nước kênh rạch chằng chịt, dồi dào nước ngọt. Thế nhưng mùa khô năm nay nước sông Mekong hạ thấp chưa từng thấy trong lịch sử. Đặc biệt trong tháng 2/2010 mực nước sông Mekong phần chảy qua Thái Lan và Lào xuống rất nhanh. Lưu lượng nước về hạ lưu giảm tạo điều kiện cho mặn xâm nhập sớm vào ĐBSCL. Mặn phía đông dữ dội hơn phía tây. Đến đầu tháng 3/2010 nước sông xuống thấp đến mức tuyến đường thuỷ sông Mekong Lào – Thái Lan phải tạm ngưng hoạt động. Dự báo nước sông Mekong nếu tiếp tục rút nhanh trong những tháng còn lại của mùa cạn.

Theo Sở NN- PTNT Đồng Tháp cho biết, hiện thời nước trong các sông, rạch nội đồng rút thấp hơn 0,15-0,2m so cùng kỳ nhiều năm. Còn ở 8 tỉnh ven biển từ Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang đồng thanh "kêu cứu": Mặn xâm theo các cửa sông lớn vào sâu nội địa 40- 60km, độ mặn đo được từ 2%0 đến 7%0 và có khả năng dấn sâu tới 70km từ nay đến cuối tháng 4/2010.

+ Bộ trưởng Cao Đức Phát:

“Bộ NN&PTNT giao Viện khoa học NN Miền Nam và Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương theo dõi sát tình hình lưu vực sông Mekong liên tục, thông tin kịp thời cho các tỉnh và người dân trong vùng để có biện pháp chủ động phòng chống hạn, mặn.

Đây là biện pháp quan trọng. Các địa phương cần chuẩn bị kinh phí, vật tư sẳn sàng chống hạn, mặn trong tình huống xấu hơn. Đối với vụ sản xuất lúa XH và HT nơi nào có khả năng cấp nước cố gắng đảm bảo đủ nguồn nước cho dân sản xuất…để đảm bảo vụ HT thắng lợi, không giảm sản lượng lúa trong vùng.”

+ Ông Phạm Văn Dư, Cục phó Cục Trồng trọt:

“Nếu như dự báo sắp tới còn tiếp tục khô hạn, mưa muộn vào giữa tháng 5/2010, các địa phương cần có kế họach dự trữ nước đảm bảo trong 20 ngày đầu cho gần 550.000ha lúa HT xuống giống đầu vụ. Dự kiến tổng kinh phí hỗ trợ bơm tưới trong tháng 4/2010 là 220 tỉ đồng (400.000đ/ha). Khung thời vụ xuống giống chính vụ HT vẫn là tháng 4,5 và đầu tháng 6. Việc xuống giống muộn hơn sẽ ảnh hướng tới vụ lúa thu đông và ĐX (2010-2011).

Các tỉnh này đã đóng tất cả các cống đập ngăn mặn. Tuy nhiên còn nhiều nơi hệ thống ngăn mặn chưa đồng bộ, khép kín nên bắt đầu thiếu nước tưới cây trồng. Độ mặn tăng cao khiến lấy nước nuôi thủy sản gặp khó. Mặn lấn ngọt sớm gặp hạn nên tại tỉnh Bến Tre, Kiên Giang, người dân thiếu nước sinh hoạt.

Hầu hết các tỉnh ĐBSCL băn khoăn lo làm sao giữ được “nồi cơm” của cả nước không bị sụt giảm. Trước mắt còn 620.000ha lúa đông xuân (ĐX), chiếm tới 40% diện tích lúa chưa thu họach đang bị mặn đe dọa. Trong khi đó lúa xuân hè (XH) vừa mới gieo sạ trong vùng là 87.000ha và đến cuối tháng 3/2010 sẽ là 120.000ha cần chống hạn. Vào nửa cuối tháng 4 sắp tới, lịch xuống giống vụ HT khoảng 600.000ha sẽ tránh hạn như thế nào?

Giải pháp hàng đầu hiện nay là tập trung trữ ngọt và ngăn mặn. Thế nhưng ĐBSCL không thể tích nước trong hồ. Để chống hạn trong tình thế khẩn cấp, nhiều tỉnh vùng ngọt đầu nguồn sông Cửu Long đề nghị Chính phủ sớm hỗ trợ kinh phí bơm tưới. Có kinh phí, về phần địa phương sẽ phát huy tối đa công suất các trạm bơm điện hiện có, nhanh chóng làm đường ống cấp nước ngọt sinh hoạt và hỗ trợ bể trữ nước cho bà con đang khát nước. Tuy nhiên vẫn có một số địa phương than phiền, dù có trạm bơm vẫn để không ngồi nhìn, vì nước dưới kênh đã cạn.

Các tỉnh hiến kế

Các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang…đều nêu tình trạng bồi lắng. Do đó, cần có kinh phí nạo vét kênh mương nội đồng. Ông Nguyễn Văn Đồng, GĐ Sở NN- PTNT Hậu Giang nói: Một khi được TƯ  hỗ trợ kinh phí chống hạn vụ HT, cần cho phép các địa phương áp dụng “cơ chế mềm” cho các trạm bơm, máy bơm hay dịch vụ bơm. Mặt khác, Hậu Giang cần tiền nạo vét 76 công trình kênh cấp 2 tạo nguồn. Bởi vì về lâu dài trong điều kiện hạn, mặn thường niên như hiện nay, nếu chúng ta xây dựng thêm hệ thống cống đập, hệ thống kênh cấp 2 sẽ là những kênh trữ nước hữu hiệu.

Đối với các tỉnh ven biển, vùng bán đảo Cà Mau một thời từng tranh chấp mặn- ngọt trong việc nuôi tôm và làm lúa thì nay càng nhận ra giá trị những công trình ngăn mặn, giữ ngọt triệt để. Ông Mai Anh Nhịn, PGĐ Sở NN- PTNT Kiên Giang thừa nhận: Khi tỉnh cho đóng tất cả các hệ thống cống đổ ra biển Tây thì mực nước ngọt có lợi trong vùng TGLX lên cao 5-10cm. Về lâu dài để phân ranh mặn ngọt vùng Bán đảo Cà Mau, TƯ cần tiến hành đầu tư dự án sông Cái Lớn, Cái Bé.

Cùng với đại diện các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và Cà Mau, ông Lương Ngọc Lân, PGĐ Sở NN- PTNT Bạc Liêu đồng thuận vấn đề này: Cần xem khả năng ngăn mặn từ sông Cái Lớn đồng thời nâng cấp hệ thống kênh cấp nước dẫn ngọt từ sông Hậu đưa về, chủ động trong việc giữ ngọt đảm bảoôch SXNN và đời sống người dân trong vùng.

Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Đào Xuân Học kiêm Tổ trưởng điều hành công tác phòng, chống hạn vừa có chuyến khảo sát tình hình hạn, mặn trong vùng về phân tích: Tuy hạn và mặn nhưng các sông rạch vẫn còn nước để các công trình thủy lợi lấy nước ngọt. Tôi đồng tình với giải pháp đắp đập tạm trữ nước. Chúng ta còn 2 tháng nữa nên tính toán cụ thể vùng nào có nước, vùng nào không có mưa.

Theo Thứ trưởng, vùng thượng nguồn cần làm gì để nạo kênh, trữ nước bơm tưới. Nhưng từ ven biển vào nội địa 70km các địa phương phải hạn chế xuống giống vụ lúa XH. Ở các tỉnh vùng nhiễm mặn, nước sinh hoạt bị ảnh hưởng 30- 40% cần có phương án tích trữ nước cho dân đủ nước dùng và về lâu dài cần có dự án cấp nước ngọt riêng cho vùng ĐBSCL.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Ninh Thuận xây dựng 2 phương án sản xuất vụ hè thu

Trước tình hình nắng nóng kéo dài, tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng kế hoạch sản xuất vụ hè thu và chuyển đổi cơ cấu cây trồng để thích ứng với khô hạn.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.