| Hotline: 0983.970.780

Hàng trăm ngàn tấn rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm

Thứ Năm 30/07/2020 , 06:50 (GMT+7)

Hiện nay nhiều khu du lịch biển ở nước ta đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa gây ra.

Những hành động thiết thực như nhặt rác bãi biển đang được nhân rộng nhằm góp phần bảo vệ môi trường biển, thu hút khách du lịch. Ảnh: Minh Vương.

Những hành động thiết thực như nhặt rác bãi biển đang được nhân rộng nhằm góp phần bảo vệ môi trường biển, thu hút khách du lịch. Ảnh: Minh Vương.

Môi trường biển ngày càng suy thoái

Tại buổi tọa đàm về “Giữ gìn biển xanh, đón khách du lịch và Vì biển đảo xanh Tổ quốc”, nằm trong chương trình Caravan TP Hồ Chí Minh - Vũng Tàu, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM (HANE) cho biết, Việt Nam có tài nguyên biển phong phú, có thể phát triển mạnh ngành du lịch gắn với biển.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều khu du lịch biển ở nước ta đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa gây ra.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm biển là do phát triển công nghiệp, khai thác du lịch tràn lan, cùng với hoạt động nuôi trồng thủy sản bất hợp lý, thói quen thiếu văn minh của một số người dân sống tại các khu du lịch ven biển và cả du khách. 

Hàng năm cả nước có đến hàng triệu tấn rác thải ra, tương đương với hàng nghìn tấn rác thải nhựa mỗi ngày đổ ra biển và môi trường khiến tình trạng ô nhiễm ở Việt Nam đang ở mức báo động. Ảnh: Minh Vương.

Hàng năm cả nước có đến hàng triệu tấn rác thải ra, tương đương với hàng nghìn tấn rác thải nhựa mỗi ngày đổ ra biển và môi trường khiến tình trạng ô nhiễm ở Việt Nam đang ở mức báo động. Ảnh: Minh Vương.

Điều đáng nói khi hàng năm cả nước có đến 1,8 - 2,5 triệu tấn rác thải ra, tương đương với 18.000 tấn rác thải nhựa mỗi ngày, chiếm khoảng 8 - 12% lượng chất thải rắn sinh hoạt và 90% số rác nhựa đó không được tái chế và một phần đổ thẳng ra biển.

Do vậy, chỉ tính riêng lượng rác thải nhựa thải ra biển, Việt Nam đứng thứ 4 thế giới trong năm qua, ở mức 0,28 - 0,73 triệu tấn, khiến tình trạng ô nhiễm ở Việt Nam ngày càng nguy cấp.

Các nhà khoa học cảnh báo, đã đến lúc không nên dừng lại ở những khẩu hiệu kêu gọi chung chung, mà cần những cam kết có tính ràng buộc kèm với mức xử phạt nghiêm minh, những hành động thiết thực.

Đồng thời, xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật, tổ chức kiểm soát ô nhiễm môi trường biển. Chính quyền các địa phương cần đẩy mạnh chế tài, xử lý vi phạm về quản lý rác thải biển, hỗ trợ các doanh nghiệp tái chế rác thải nhựa; khuyến khích tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sản xuất các loại vật liệu thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa, ni lông sử dụng một lần tại các khu du lịch; tăng hiệu quả thu gom rác thải nhựa, thực hiện tái chế, phân loại rác tại nguồn, hạn chế chất thải chôn lấp.

Theo phân tích của TS.Phạm Hồng Mạnh, Trường Đại học Nha Trang, sự suy thoái môi trường biển được biểu hiện qua tình trạng rác thải ven bờ biển, hay tình trạng về nước thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy chưa qua xử lý đang ngày đêm đổ thẳng ra biển.

Kết quả nghiên cứu cho thấy những bằng chứng rõ ràng đối với vấn đề suy thoái môi trường biển đang ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của cộng đồng xã hội và ngư dân ven biển cũng như hoạt động khai thác hải sản ven bờ.

“Theo tôi, các cơ quan hoạch định chính sách, chính quyền các địa phương cần xây dựng chiến lược giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường biển ven bờ. Cần quản lý chặt các nguồn rác thải, chất thải từ đất liền, nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội, trực tiếp là ngư dân đối với vấn đề ô nhiễm môi trường biển hiện nay”, TS.Mạnh chia sẻ.

Ý thức phải thay đổi

Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) cùng với Huế (Thừa Thiên - Huế) và Quy Nhơn (Bình Định) là ba thành phố của Việt Nam lần đầu vinh dự nhận danh hiệu “Thành phố du lịch sạch Asean”, danh hiệu làm nức lòng người dân thành phố và những du khách gần xa.

Cần lan rộng những hành động thiết thực vì môi trường sống và làm sạch bãi biển để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến Việt Nam. Ảnh: Minh Vương.

Cần lan rộng những hành động thiết thực vì môi trường sống và làm sạch bãi biển để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến Việt Nam. Ảnh: Minh Vương.

Ông Phạm Quốc Huy, Phó Trưởng phòng Phòng TN-MT TP Vũng Tàu cho biết: “Ngay sau khi được nhận danh hiệu này, lãnh đạo TP Vũng Tàu đã ban hành chỉ thị toàn thành phố phải có trách nhiệm giữ gìn danh hiệu này, tiếp tục tập trung bảo vệ môi trường, duy trì đường phố, hạ tầng và bãi biển sạch đẹp thì mới thu hút được du khách trong thời gian tới”.

Theo ông Huy, ô nhiễm môi trường vẫn đang là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội, du lịch biển. Nhiều nơi ô nhiễm kéo dài đã trở thành “điểm nóng” như ô nhiễm từ các cơ sở chế biến hải sản; ô nhiễm do chăn nuôi trong khu dân cư; ô nhiễm từ hoạt động của các nhà máy xử lý chất thải gây ô nhiễm và nguồn rác thải sinh hoạt ra môi trường… Những “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường đang tạo áp lực lớn cho ngành du lịch biển.

Những 'điểm nóng' về ô nhiễm môi trường đang tạo áp lực lớn cho ngành du lịch biển. Ảnh: Minh Vương.

Những “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường đang tạo áp lực lớn cho ngành du lịch biển. Ảnh: Minh Vương.

Trao đổi với NNVN, ông Ngô Xuân Chinh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM cho biết: “Vũng Tàu với thiên nhiên biển cả tươi đẹp, con người thân thiện mến khách, cơ sở hạ tầng đầy đủ, chúng ta cần quan tâm, chăm sóc, bảo vệ môi trường sạch đẹp, nâng cao ý thứ giữ gìn biển xanh để nơi đây trở thành điểm du lịch cực kỳ hấp dẫn và thu hút du khách trong nước và quốc tế”.

Xem thêm
Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập - Pa Háng

Sơn La Ngày 19/11, Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập - Pa Háng được khai trương tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, kết nối giao thương Việt Nam và Lào.

Cần Thơ mong muốn WB ủng hộ đầu tư hạ tầng vùng lúa chất lượng cao

Cần Thơ Ngày 19/11, bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch khu vực Đông Á và Thái Bình Dương - Ngân hàng Thế giới (WB) thăm thực địa tại HTX New Green Farm (quận Thốt Nốt).

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!

Mặc dù có thể giảm thiểu nhưng việc loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm song song với phát triển kinh tế tại các làng nghề hiện vẫn là thách thức lớn.