| Hotline: 0983.970.780

Hàng trăm tấn cá chết, hoa màu bị ngập sâu do mưa lũ

Thứ Tư 13/10/2021 , 18:13 (GMT+7)

Đồng Nai Do ảnh hưởng của bão số 8 gây mưa kéo dài, kèm xả lũ khiến hàng trăm tấn cá, hoa màu của dân bị chết và nhấn chìm, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

Video Clip về mực nước sông Đồng Nai vẫn đang tiếp tục dâng cao, gây thiệt hại nặng nề về thủy sản và hoa màu tại huyện Định Quán, Đồng Nai.

Ngày 13/10, theo thống kê sơ bộ của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, mấy ngày qua do ảnh hưởng của cơn bão số 8 gây mưa kéo dài kèm theo việc xả lũ của đập thủy điện Đồng Nai 5 đã làm thiệt hại trên 750 tấn cá nuôi bè của 91 hộ dân nuôi cá (do bị chết và thoát trôi theo dòng lũ); đồng thời có 167 ha hoa màu như cam, quýt, bưởi, mít, chuối bị ngập sâu từ 30 đến 60 cm tại các xã Ngọc Định, Thanh Sơn, Phú Vinh, Phú Tân; trong đó bị thiệt hại nặng nề nhất là trên địa bàn xã Thanh Sơn, huyện Định Quán.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 8 gây mưa kéo dài kèm theo việc xả lũ của đập thủy điện Đồng Nai 5 đã làm thiệt hại hàng trăm tấn cá của người nuôi trên địa bàn huyện Định Quán, Đồng Nai. Ảnh: Văn Tuấn.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 8 gây mưa kéo dài kèm theo việc xả lũ của đập thủy điện Đồng Nai 5 đã làm thiệt hại hàng trăm tấn cá của người nuôi trên địa bàn huyện Định Quán, Đồng Nai. Ảnh: Văn Tuấn.

Làm nghề nuôi cá bè đã nhiều năm trên sông Đồng Nai, gia đình chị Võ Thanh Trúc, ở ấp 8, xã Thanh Sơn, huyện Định Quán đã phát triển được trên 70 gièo cá. Chỉ tính riêng tiền thu nhập từ nuôi cá mỗi năm cũng cho gia đình chị một cuộc sống ổn định. Thế nhưng cách đây 2 năm, trong một cơn lũ lịch sử, tất cả gia sản trên 7 tỷ đồng cũng đã bị bị dòng nước lũ cuốn trôi khiến cả gia đình chị rơi vào cảnh túng thiếu kiệt quệ.

Năm 2021, gia đình chị Trúc tiếp tục vay mượn vốn để quay trở lại với nghề nuôi, thu hoạch với giá cá khá ổn định khoảng 40.000 đồng/kg, vừa có tiền trả nợ, gia đình chị lại còn có một khoản thu nhập để trang trải cuộc sống. Ấy thế mà, đến nay chỉ sau một đêm, tất cả mọi hy vọng của gia đình chị đã bất ngờ bị cuốn trôi theo dòng nước lũ.

 Người dân đang gom cá chết để làm phơi khô bán mong gỡ chút tiền vốn bị thiệt hại. Ảnh: Văn Tuấn. 

 Người dân đang gom cá chết để làm phơi khô bán mong gỡ chút tiền vốn bị thiệt hại. Ảnh: Văn Tuấn. 

Tương tự, bà Võ Trúc Thanh, ấp 8, xã Thanh Sơn, huyện Định Quán cũng mếu máo kể: “Hai năm trước tôi bị thiệt hại hàng tỷ đồng, năm vừa rồi thoát nạn vì hết vốn rồi không nuôi. Năm nay, vừa đầu tư được tí vốn nuôi cá lồng bè mong phục hồi lại cuộc sống, chẳng ngờ lũ đổ về cuốn sạch, gia đình tôi lại trắng tay rồi”.

Theo ông Lý Huy Đông, xã Phú Vinh, huyện Định Quán, do đập thủy điện xả nước, xả dồn dập bất ngờ khiến sông không kịp thoát nước nên tất cả cá nuôi trên sông không chịu nổi chết như ngả rạ. “Cá từ hôm qua đến giờ bị chết nhiều lắm, tôi cũng chỉ kịp vớt bán được một ít. Số cá bị ngợp được vớt lên chỉ bán được giá 10 - 12 ngàn/kg, còn lại đành phải để phơi khô hoặc giữ lại bán làm phân, nhưng cũng chỉ được khoảng 2 đến 3 ngàn đồng/kg. Hiện cá còn bị “cháy mình” chết chìm dưới đáy nhiều lắm, gia đình tôi may nhờ có anh em kéo đến vớt cá lên giúp không thì bao nhiêu cá cũng sạt gièo trôi hết, ông Đông tâm sự.

Theo người dân địa phương, do đập thủy điện xả nước, xả dồn dập bất ngờ khiến sông không kịp thoát nước nên tất cả cá nuôi trên sông không chịu nổi chết như ngả rạ. Ảnh: Văn Tuấn.

Theo người dân địa phương, do đập thủy điện xả nước, xả dồn dập bất ngờ khiến sông không kịp thoát nước nên tất cả cá nuôi trên sông không chịu nổi chết như ngả rạ. Ảnh: Văn Tuấn.

Ngay khi nhận được tin báo lũ về, trong đêm 12/10, lực lượng công an, quân sự cùng chính quyền địa phương đã trực tiếp xuống hiện trường giúp người dân vận chuyển các vật dụng lên khu vực cao hơn nhằm tránh các thiệt hại có thể xảy ra.

Ông Văn Dũng, Trưởng ấp 1 xã Thanh Sơn, huyện Định Quán cho biết: “Chính quyền xã, ấp cũng đã huy động các lực lượng xuống hiện trường cùng phụ người dân vận chuyển hàng nông sản lên bờ, đồng thời chúng tôi cũng vận động bà con nên di dời từ vùng trũng đến nơi khác trú ngụ cho an toàn”.

Người dân địa phương cho biết, số cá bị ngợp được vớt lên chỉ bán được giá 10 - 12 ngàn/kg, còn lại đành để phơi khô hoặc giữ lại bán làm phân, nhưng cũng chỉ được khoảng 2 đến 3 ngàn đồng/kg. Ảnh: Văn Tuấn.

Người dân địa phương cho biết, số cá bị ngợp được vớt lên chỉ bán được giá 10 - 12 ngàn/kg, còn lại đành để phơi khô hoặc giữ lại bán làm phân, nhưng cũng chỉ được khoảng 2 đến 3 ngàn đồng/kg. Ảnh: Văn Tuấn.

Theo ông Dũng, hiện đang có khoảng 12 hộ dân trong ấp bị cô lập bởi dòng nước lũ, cho nên ấp, xã đang vận động bà con nếu nước vẫn tiếp tục dâng cao thêm thì bà con phải di dời lên bờ tránh trú tạm cho an toàn. Hiện Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão huyện Định Quán cũng đã chỉ đạo các địa phương hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, tuyên truyền vận động người dân ra khỏi vùng sung yếu, đồng thời thống kê các thiệt hại để hỗ trợ người dân…

Hiện mực nước sông Đồng Nai vẫn đang tiếp tục dâng cao khiến chính quyền các xã đang phải di dời gấp các hộ dân đang bị cô lập bởi nước lũ vào bờ sớm. Ban chỉ huy PCTT-TKCN huyện Định Quán cũng đã thông báo, hướng dẫn cho người dân các biện pháp cụ thể giúp giảm số lượng cá chết do ngợp nước, thiếu oxy; đồng thời, thông báo cho các hộ dân chủ động thu hoạch cá nhằm giảm bớt thiệt hại...

Xem thêm
4 nguyên nhân của tình trạng lãng phí trong bộ máy công quyền

Sáng 4/11, Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế xã hội. Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) phân tích 4 nguyên nhân tình trạng lãng phí trong bộ máy công quyền.

Ngăn chặn tàu cá có dấu hiệu vi phạm ngay từ trong bờ

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' của EC trong năm 2024, Sóc Trăng không chỉ kiểm soát tốt đội tàu cá, mà còn tăng cường các biện pháp truy xuất nguồn gốc, giám sát hành trình.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nâng tường, đắp bao cát chống tràn vào bến Ninh Kiều

Cần Thơ Để ngăn nước tràn vào bến Ninh Kiều thời điểm triều cường vượt báo động III, ngành chức năng quận đã tạm thời cho nâng tường, đắp bao cát.