| Hotline: 0983.970.780

Hàng trăm tấn rau phải phá bỏ, ủ phân vì giá thấp

Thứ Năm 25/02/2021 , 10:57 (GMT+7)

170 hộ dân tại tổ dân phố Tân Tiến, thị trấn Êa Pôk, huyện Cư Mgar (Đăk Lăk) phải phá bỏ hàng trăm tấn rau vì giá thấp, không có người thu mua.

Tổ dân phố Tân Tiến có 170 hộ chuyên trồng rau với diện tích khoảng 30 ha. Tuy nhiên, từ dịp Tết Nguyên đán đến nay, hầu hết các hộ dân đều phải nhổ rau cho gia cầm ăn hoặc phá bỏ làm phân bón vì không ai mua.

Tổ dân phố Tân Tiến có 170 hộ chuyên trồng rau với diện tích khoảng 30 ha. Tuy nhiên, từ dịp Tết Nguyên đán đến nay, hầu hết các hộ dân đều phải nhổ rau cho gia cầm ăn hoặc phá bỏ làm phân bón vì không ai mua.

Bà Nguyễn Thị Phụ cho biết, suốt 20 năm trồng rau, đây là lần đầu bà phải đối mặt với tình trạng giá giảm sâu, không có người mua. Giá nhiều loại rau hiện chỉ 1.000 - 2.000 đồng/kg.

Bà Nguyễn Thị Phụ cho biết, suốt 20 năm trồng rau, đây là lần đầu bà phải đối mặt với tình trạng giá giảm sâu, không có người mua. Giá nhiều loại rau hiện chỉ 1.000 - 2.000 đồng/kg.

Do không có người mua, gia đình bà Phụ phải nhổ bắp cải chất thành đống, cao như hàng rào quanh ao.

Do không có người mua, gia đình bà Phụ phải nhổ bắp cải chất thành đống, cao như hàng rào quanh ao.

Những cây bắp cải có trọng lượng hơn 2kg nhưng không có người mua nên chủ vườn phải vứt bỏ.

Những cây bắp cải có trọng lượng hơn 2kg nhưng không có người mua nên chủ vườn phải vứt bỏ.

Ngoài bắp cải, bà Phụ cũng phải nhổ bỏ cải cuộn chất bên gốc cây ăn trái để làm phân.

Ngoài bắp cải, bà Phụ cũng phải nhổ bỏ cải cuộn chất bên gốc cây ăn trái để làm phân.

Hiện vườn rau nhà bà Phụ còn hơn 1.000m2 cà rốt đến thời điểm thu hoạch nhưng chưa có người đến mua. 'Vụ rau năm nay gia đình bỏ hơn 30 triệu để mua giống, phân bón nhưng giá thấp, không ai mua nên phải bỏ', nữ nông dân chua xót.

Hiện vườn rau nhà bà Phụ còn hơn 1.000m2 cà rốt đến thời điểm thu hoạch nhưng chưa có người đến mua. “Vụ rau năm nay gia đình bỏ hơn 30 triệu để mua giống, phân bón nhưng giá thấp, không ai mua nên phải bỏ”, nữ nông dân chua xót.

Tương tự, vườn cà chua hơn 1.800m2 của gia đình ông Lê Văn Khang đang chín bói nhưng thương lái không về nhập hàng. Để vớt vát, ông phải cắt và đem ra phố, ra chợ bán lẻ.

Tương tự, vườn cà chua hơn 1.800m2 của gia đình ông Lê Văn Khang đang chín bói nhưng thương lái không về nhập hàng. Để vớt vát, ông phải cắt và đem ra phố, ra chợ bán lẻ.

Ông Khang cho biết, gia đình ông đang bán 1.000 đồng/kg cà chua nhưng rất ít người mua.

Ông Khang cho biết, gia đình ông đang bán 1.000 đồng/kg cà chua nhưng rất ít người mua.

Theo ông Khang, từ Tết Nguyên đán đến nay, gia đình đã chặt bỏ hơn 4 tấn rau các loại. Đối với 2.000m2 trồng bí, do không có đầu ra nên gia đình phải bỏ trống.

Theo ông Khang, từ Tết Nguyên đán đến nay, gia đình đã chặt bỏ hơn 4 tấn rau các loại. Đối với 2.000m2 trồng bí, do không có đầu ra nên gia đình phải bỏ trống.

Ông Bùi Duy Bình, Tổ trưởng Tổ dân phố Tân Tiến ước tính, gần 1 tháng qua, người dân trên địa bàn đã phá bỏ khoảng 400 tấn rau, củ các loại vì không có đầu ra. Hiện, các loại rau củ đều ở mức giá rất thấp, có loại chỉ đạt 1.000 đồng/kg nhưng cũng kém người mua.

Ông Bùi Duy Bình, Tổ trưởng Tổ dân phố Tân Tiến ước tính, gần 1 tháng qua, người dân trên địa bàn đã phá bỏ khoảng 400 tấn rau, củ các loại vì không có đầu ra. Hiện, các loại rau củ đều ở mức giá rất thấp, có loại chỉ đạt 1.000 đồng/kg nhưng cũng kém người mua.

Ông Phạm Quang Mười, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư Mgar cho biết, khu vực tổ dân phố Tân Tiến thị trấn Êa Pôk là vựa rau trọng điểm của địa phương. Những năm trước người dân khu vực này khá giả nhờ trồng rau. Từ sau đợt lũ cuối năm ngoái, rau không trồng được nên đẩy giá lên cao. Cũng chính từ đây, người dân ào ạt trồng rau dẫn đến việc cung vượt cầu. Ngoài ra, dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng đến sức tiêu thụ dẫn đến rau không bán được phải bỏ.

Ông Phạm Quang Mười, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư Mgar cho biết, khu vực tổ dân phố Tân Tiến thị trấn Êa Pôk là vựa rau trọng điểm của địa phương. Những năm trước người dân khu vực này khá giả nhờ trồng rau. Từ sau đợt lũ cuối năm ngoái, rau không trồng được nên đẩy giá lên cao. Cũng chính từ đây, người dân ào ạt trồng rau dẫn đến việc cung vượt cầu. Ngoài ra, dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng đến sức tiêu thụ dẫn đến rau không bán được phải bỏ.

Xem thêm
Hơn 2.100 ha cây trồng của Sơn La có khả năng xảy ra hạn hán

Hơn 2.100 ha cây trồng của Sơn La có khả năng xảy ra hạn hán. Dừa khô tăng hơn 30.000 đồng/12 quả. Việt Nam là thị trường cung cấp chuối lớn nhất cho Trung Quốc. Giá cà phê nội địa tăng 15.000 đồng/kg.

Duy trì vùng an toàn bệnh dại, khó mấy cũng phải làm

TP. HCM Bệnh dại đang có chiều hướng tăng cao, để thanh toán bệnh dại đến 2030, ngoài giải pháp tiêm vacxin, quản lý chặt đàn chó mèo, việc xây dựng vùng an toàn bệnh dại và duy tri là việc làm bắt buộc, khó mấy cũng phải làm.

Mẹo né mặn, tránh hạn ở 'rốn phèn' Hậu Giang

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, người dân và chính quyền địa phương vùng trũng phèn của tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo sản xuất và sinh hoạt.

Thả 4,7 triệu con tôm giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẠC LIÊU Ngày 18/4, Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu phối hợp với UBND huyện Đông Hải cùng Đồn Biên phòng Gành Hào tổ chức thả 4,7 triệu con tôm giống ra cửa biển.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm