| Hotline: 0983.970.780

Hàng trăm tỷ đồng sẽ được đổ về huyện Mường Lát

Thứ Bảy 08/10/2022 , 08:21 (GMT+7)

Dự kiến tổng nguồn vốn mà huyện Mường Lát sẽ nhận được trong giai đoạn 2022-2025 khoảng 730 tỷ đồng. Đây là cơ hội cho địa phương thoát nghèo?

Trong những năm qua, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) nhận được nhiều sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Thanh Hóa, để phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, địa phương này vẫn là huyện nghèo nhất tỉnh và thuộc nhóm nghèo nhất cả nước.

Thu nhập bình quân đầu người của huyện Mường Lát đến năm 2021 mới đạt 20,7 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chiếm hơn 68%, 

Giai đoạn 2011 - 2021, toàn huyện được bố trí hơn 1,1 nghìn tỷ đồng (trong đó vốn ngân sách chiếm 37,11%; vốn nông thôn mới Trung ương chiếm 31,13%...) để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và chương trình mỗi xã 1 sản phẩm OCOP. Thế nhưng đến nay, huyện Mường Lát chưa có xã nào đạt chuẩn nông thôn mới. Toàn huyện có 1 sản phẩm OCOP là gạo nếp Cay Nọi.

Toàn cảnh buổi hội thảo. Ảnh: Quốc Toản.

Toàn cảnh buổi hội thảo. Ảnh: Quốc Toản.

Tại Hội thảo “Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp góp phần xây dựng nông thôn mới tại huyện Mường Lát, Thanh Hóa” đó Trung tâm khuyến nông Quốc gia tổ chức, ông Lê Đức Giang – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, Mường Lát có được như ngày hôm nay là nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị cùng sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, thời đại 4.0, trình độ canh tác của huyện vẫn ở giai đoạn rất lạc hậu.

Từ thực tế trên, ông Lê Đức Giang đề nghị Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới tiếp tục giúp Thanh Hóa trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, trong đó sớm ghi vốn cho xã Mường Chanh theo kế hoạch để đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên toàn huyện; hỗ trợ triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học, du nhập các loại dược liệu mới để trồng, chế biến trên địa bàn huyện Mường Lát.

Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành cấp tỉnh có liên quan, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị khẩn trương tham mưu cho tỉnh xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ gạo cho Nhân dân trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng ở 11 huyện miền núi nói chung và huyện Mường Lát nói riêng; chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho đồng bào huyện Mường Lát;

Giúp huyện quy hoạch lại vùng, quy hoạch lại sản xuất; nghiên cứu xây dựng đề tài khoa học du nhập, phát triển dược liệu dưới tán rừng trên địa bàn huyện Mường Lát; bám sát kế hoạch của UBND tỉnh đã ban hành về xây dựng nông thôn mới, khẩn trương đề xuất một số nhiệm vụ trong nguồn vốn sự nghiệp ưu tiên cho Mường Lát…

Ông Giang lưu ý thêm, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, huyện Mường Lát phải lấy người dân là chủ thể, cán bộ địa phương làm nòng cốt, tiên phong trong việc thực hiện...

Ông Phương Đình Anh, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.

Ông Phương Đình Anh, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.

Ông Phương Đình Anh, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới cho biết, theo tính toán, đến năm 2025, huyện Mường Lát sẽ nhận được số vốn cho phát triển kinh tế, xã hội khoảng hơn 730 tỷ đồng.

“Theo kế hoạch, vốn giảm nghèo sẽ phân bổ cho huyện Mường Lát giai đoạn 2022 - 2025 là 198,5 tỷ đồng; vốn cấp cho đồng bào dân tộc thiểu số dự kiến 47 tỷ đồng; vốn cấp cho chương trình nông thôn mới 72 tỷ đồng; vốn đối ứng của tỉnh Thanh Hóa 232 tỷ đồng…

Dự kiến tổng nguồn vốn mà huyện Mường Lát sẽ nhận được trong giai đoạn 2022-2025 khoảng 730 tỷ đồng. Nếu chia số vốn này cho 7 xã và 88 thôn, bản thì mức hỗ trợ cho huyện Mường Lát là rất lớn. Sự quan tâm đặc biệt của Trung ương, tỉnh Thanh Hóa đối với huyện Mường Lát là cơ hội để địa phương phát triển.

Một góc thị trấn Mường Lát. Ảnh: Quốc Toản.

Một góc thị trấn Mường Lát. Ảnh: Quốc Toản.

Không lẽ cứ nghèo mãi

Theo báo cáo, huyện Mường Lát có diện tích tự nhiên hơn 81 nghìn ha, nhưng chỉ có hơn 2,7 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó đất trồng lúa hơn 1,2 nghìn ha. Người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, sản xuất theo hướng tự cung tự cấp. 

Tại Hội thảo “Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp góp phần xây dựng nông thôn mới tại huyện Mường Lát" một số chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, nếu tiếp cận ở góc độ sản xuất theo hướng quy mô lớn hoặc đại trà thì rất khó hiệu quả.

Huyện Mường Lát cần tiếp cận sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển những cây con mang tính chất đặc thù, đặc sản. Tức là phát triển các loại cây trồng mà chỉ ở Mường Lát mới có thể làm được. Bên cạnh đó, phát triển cây dược liệu cũng là một hướng đi tốt, tuy nhiên cần nghiên cứu kỹ tính khoa học về khí hậu, thổ nhưỡng trước khi áp dụng. 

Nếu cần, Trung ương có thể hỗ trợ cho Mường Lát thực hiện đề tài nghiên cứu về định hướng cây trồng, để có đủ dữ liệu khoa học trước khi áp dụng thực tiễn. Mặt khác, huyện cũng cần nghiên cứu nghiêm túc hướng phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn để tạo điểm nhấn cho bức tranh kinh tế của địa phương”.

Ông Khương Đình Anh nhấn mạnh, việc xây dựng nông thôn mới ở Mường Lát nên làm từ thôn, bản. Mặt khác, nơi nào cán bộ huyện, xã, thôn xắn tay áo, cùng làm với dân thì nơi đó phong trào mới xây dựng nông thôn mới sẽ phát huy hiệu quả.

Xem thêm
Thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam - Kazakhstan

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, thành công của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam chính là thành công của Việt Nam và ngược lại.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.