| Hotline: 0983.970.780

Hệ thống hồ đập rộng gần 30.000ha ở Đông Nam bộ

Thứ Tư 04/09/2024 , 08:46 (GMT+7)

Những năm qua, hồ Dầu Tiếng - Phước Hòa cấp nước tưới trực tiếp cho khoảng 100.000ha đất nông nghiệp; tạo nguồn tưới cho vùng hạ du của sông Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông.

Trong chuyến thăm đập Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, chúng tôi đã có dịp gặp gỡ anh Bùi Thanh Tuấn, Phó Trạm trưởng Trạm quản lý đập. Cùng anh Tuấn, chúng tôi được chiêm ngưỡng một công trình thủy lợi hiện đại với hệ thống xả lũ tiên tiến, bao quanh bởi rừng cao su và cây ăn quả xanh mướt.

Đập thủy lợi Phước Hòa không chỉ đảm nhiệm vai trò chuyển nước cho hồ Dầu Tiếng, mà còn hoàn thành sứ mệnh thủy lợi đa mục tiêu. Ảnh: Trần Trung.

Đập thủy lợi Phước Hòa không chỉ đảm nhiệm vai trò chuyển nước cho hồ Dầu Tiếng, mà còn hoàn thành sứ mệnh thủy lợi đa mục tiêu. Ảnh: Trần Trung.

Với lòng hồ rộng tới 2.077ha, đập Phước Hòa có nhiệm vụ chuyển nước từ sông Bé sang sông Sài Gòn và từ hồ Phước Hòa sang hồ Dầu Tiếng, cung cấp nước cho các nhà máy thủy điện và các khu vực sản xuất nông nghiệp lân cận.

Theo anh Bùi Thanh Tuấn, từ khi đập Phước Hòa đi vào hoạt động, cuộc sống của người dân trong vùng đã thay đổi đáng kể. Họ không còn gặp khó khăn trong việc lấy nước sản xuất như trước đây. “Đập còn đóng vai trò quan trọng trong việc tích nước, phòng và cắt lũ cho các khu vực hạ du, góp phần lớn vào việc phát triển kinh tế địa phương”, anh Tuấn chia sẻ.

Bên cạnh đó, tiềm năng phát triển du lịch sinh thái quanh khu vực đập Phước Hòa cũng đang được các địa phương chú trọng khai thác. Với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, rừng cây xanh mướt bao quanh lòng hồ, khu vực này hứa hẹn trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong tương lai.

Sau khi tham quan đập Phước Hòa, chúng tôi tiếp tục hành trình đến khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Unifarm An Thái (Unifarm). Đây là một mô hình tiêu biểu trong việc sử dụng nguồn nước dồi dào từ đập Phước Hòa để phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như chuối và dưa lưới, phục vụ cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

Trước đây, khu vực này chỉ là vùng đất hoang hóa, nhưng nhờ vào nguồn nước ổn định từ đập Phước Hòa, Unifarm đã biến nơi đây thành khu vực trồng trọt hiện đại, cung cấp những sản phẩm nông sản chất lượng cao đạt chuẩn VietGAP và GlobalGAP.

Unifarm An Thái là doanh nghiệp đi đầu tỉnh Bình Dương về nông nghiệp công nghệ cao. Ảnh: Trần Phi.

Unifarm An Thái là doanh nghiệp đi đầu tỉnh Bình Dương về nông nghiệp công nghệ cao. Ảnh: Trần Phi.

Anh Nguyễn Minh Tiệp, Phó Giám đốc Chi nhánh Unifarm Phú Giáo, chia sẻ rằng chuối là một trong những cây trồng tiêu thụ nhiều nước, ước tính bình quân 1ha chuối tiêu thụ trên 60m³ nước/ngày. “Vì thế, nguồn nước dồi dào từ đập Phước Hòa đã giúp cây chuối sinh trưởng và phát triển rất tốt, ngay cả trong điều kiện khô hạn do El Nino”, anh Tiệp nhấn mạnh.

Nâng cấp sữa chữa hồ Dầu Tiếng

Không xa Phước Hòa là hồ Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh. Đây là công trình thủy lợi lớn nhất Đông Nam Á với diện tích lên tới 27.000ha và dung tích 1,58 tỷ m³. Hồ Dầu Tiếng không chỉ cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết lũ, cung cấp nước sinh hoạt và hỗ trợ các nhà máy công nghiệp tại Tây Ninh và các tỉnh lân cận.

Hồ Dầu Tiếng, công trình thủy lợi lớn nhất Đông Nam Á, có diện tích 27.000ha, dung tích 1,58 tỷ m³ và hệ thống kênh dẫn nước dài hơn 2.000km. Ảnh: Trần Phi.

Hồ Dầu Tiếng, công trình thủy lợi lớn nhất Đông Nam Á, có diện tích 27.000ha, dung tích 1,58 tỷ m³ và hệ thống kênh dẫn nước dài hơn 2.000km. Ảnh: Trần Phi.

Tuy nhiên, sau hơn 40 năm hoạt động, nhiều hạng mục của hồ Dầu Tiếng đã xuống cấp, cần được sửa chữa, nâng cấp. Nhận thấy tầm quan trọng của hồ, năm 2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã giao Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Miền Nam thực hiện dự án sửa chữa và nâng cấp hồ Dầu Tiếng giai đoạn 2, với tổng vốn đầu tư hơn 400 tỷ đồng. Dự án này bao gồm việc sửa chữa, gia cố mặt đập chính, nâng cấp các đoạn kênh Tây và tràn xả lũ, dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2025.

Mặc dù đang trong quá trình nâng cấp, hồ Dầu Tiếng vẫn tiếp tục hoàn thành tốt vai trò của mình, đặc biệt là trong đợt hạn hán và xâm nhập mặn gần đây. Hồ đã xả khoảng 300 triệu m³ nước để duy trì dòng chảy, pha loãng nước mặn, giúp các địa phương ở Đông Nam Bộ duy trì sản xuất nông nghiệp và đảm bảo đời sống sinh hoạt cho người dân.

Tại khu vực tràn xả lũ, các công tác nâng cấp đang được thực hiện khẩn trương để đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão. Việc hoàn thành nâng cấp tràn và van xả lũ sẽ giúp hồ Dầu Tiếng tiếp tục thực hiện tốt vai trò điều tiết nước và bảo vệ vùng hạ du trước nguy cơ lũ lụt.

Hồ Dầu Tiếng đang được nâng cấp sửa chữa, đặc biệt là hệ thống tràn và van xả lũ. Ảnh: Trần Phi.

Hồ Dầu Tiếng đang được nâng cấp sửa chữa, đặc biệt là hệ thống tràn và van xả lũ. Ảnh: Trần Phi.

“Hồ Dầu Tiếng đang được nâng cấp sửa chữa, đặc biệt là hệ thống tràn và van xả lũ. Để đảm bảo an toàn hồ đập, ngoài việc đẩy nhanh tiến độ nâng cấp và sửa chữa, ngành thủy lợi cần sớm phê duyệt bản đồ ngập lụt vùng hạ du, giúp các địa phương xây dựng phương án ứng phó với thiên tai trong tình huống khẩn cấp, mà lực lượng chức năng chưa thể ứng phó kịp thời”, ông Nguyễn Hữu Mạnh, Phó Giám đốc Chi nhánh hồ Dầu Tiếng - Phước Hòa, cho biết.

Xem thêm
Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương làm Phó Bí thư Tỉnh ủy
Cà Mau

Ông Nguyễn Đức Hiển được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau, nhiệm kỳ 2020-2025.

Một số khu vực vùng ĐBSH sẽ thoát ngập úng trong vài ngày tới

Thông tin dự báo cho thấy, lượng mưa ở vùng ĐBSH đang giảm, mực nước sông đã qua đỉnh và xu thế xuống dần, sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tiêu úng.

Vì sao đây là thời điểm tốt nhất để mua VinFast VF 7?

Loạt chính sách mới được công bố dành cho khách hàng mua VinFast VF 7 đang khiến nhiều người có ý định chốt cọc VF 7 hồ hởi.

Tình quân dân ấm áp trong mùa mưa lũ

Trong lúc nguy nan nhất, lực lượng chức năng từ trung ương đến địa phương đã lăn xả hết mình, không quản gian khổ, để trở thành điểm tựa vững chắc cho người dân.