| Hotline: 0983.970.780

Hệ thống quản lý nhà nước về thuốc thú y

Thứ Tư 04/12/2013 , 10:10 (GMT+7)

Cục Thú y là Cơ quan quản lý nhà nước về thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cục có trách nhiệm:

Ở trung ương

Cục Thú y là Cơ quan quản lý nhà nước về thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cục có trách nhiệm:

a) Chủ trì xây dựng, trình Bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc thú y; công bố danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng theo quy định của pháp luật;

b) Quy định việc nghiên cứu, kiểm nghiệm, thử nghiệm, thủ tục đăng ký, công nhận thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y được sản xuất, lưu hành tại Việt Nam; các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc thú y;

Danh mục thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y phải áp dụng và phải được chứng nhận chất lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

Cho phép nhập khẩu thuốc thú y, vắc xin chưa có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam theo quy định và uỷ quyền của Bộ trưởng;


Nuôi thủy cầm an toàn sinh học

c) Hướng dẫn, giải quyết việc đăng ký lưu hành, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh, sản xuất, chế thử, gia công, sang chai, đóng gói lại thuốc thú y; nguyên liệu làm thuốc thú y; chế phẩm sinh học; vi sinh vật; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường và hóa chất dùng trong thú y (sau đây gọi chung là thuốc thú y);

d) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và thực hiện việc kiểm nghiệm, thử nghiệm, khảo nghiệm, kiểm tra chất lượng thuốc thú y theo quy định của pháp luật;

đ) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định về chứng chỉ hành nghề, điều kiện kinh doanh thuốc thuốc thú y và việc tiêu huỷ hoặc trả về nơi xuất xứ. Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc thú y theo quy định của pháp luật;

e) Kiểm tra và giám sát việc xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh, sản xuất, chế thử, gia công, đóng gói lại, lưu hành, kinh doanh, sử dụng thuốc thú y;

g) Kiểm tra việc sử dụng thuốc thú y bổ sung trong thức ăn chăn nuôi;

h) Trình Bộ việc lập quỹ và sử dụng dự trữ quốc gia về thuốc thú y. Hướng dẫn việc lập dự trữ địa phương về thuốc thú y, chế độ quản lý, phương thức sử dụng dự trữ về thuốc thú y ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ở địa phương

Chi cục Thú y là Cơ quan quản lý nhà nước về thú y cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật cho các đối tượng kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y; cấp chứng chỉ hành nghề thú y; Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y theo quy định của pháp luật.


Tiêm phòng định kỳ cho đàn lợn ngăn ngừa dịch bệnh

b) Kiểm tra, thanh tra các điều kiện của cơ sở kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y; và việc tiêu hủy, thu hồi thuốc thú y giả, không rõ nguồn gốc; hết hạn sử dụng; kém chất lượng, cấm sử dụng, không có trong danh mục được phép lưu hành; không có nhãn hoặc có nhãn nhưng không đúng quy định của pháp luật;

Hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý thuốc thú y

- Pháp lệnh Thú y ngày 29/4/2004;

- Nghị định số 33/2005/ NĐ-CP ngày 15/03/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;

1. Thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y

- Quyết định 71/2007/QĐ- BNN ngày 06/8/2007 Quy định trình tự, thủ tục thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y;

- Quyết định số 18/2002/QĐ-BTS ngày 3/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản quy định về việc ban hành Quy chế khảo nghiệm giống thủy sản, thức ăn, thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản;

- Quyết định số 98/2007/QĐ-BNN ngày 03/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung, sửa đổi Quyết định số 71/2007/QĐ-BNN ngày 06/8/2007;

- Thông tư số 47/2010/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Quyết định 71/2007/QĐ- BNN ngày 06/8/2007 theo Nghị quyết 25 của Chính phủ.

2. Sản xuất, nhập khẩu lưu hành thuốc thú y

- Quyết định số 10/2006/QĐ-BNN ngày 10/2/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định thủ tục đăng ký sản xuất, nhập khẩu, lưu hành thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y;

- Quyết định số 99/2007/QĐ-BNN ngày 03/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 10/2006/QĐ-BNN ngày 10/2/2006;

- Thông tư số 20/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thú y theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/10/2010.

- Thông tư số 03/2009/TT-BNN ngày 14/01/2009 Quy định ghi nhãn thuốc thú y;

- Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2011 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

- Thông tư số 08/2012/TT-BNNPTNT ngày 13/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định thủ tục đăng ký sản xuất gia công thuốc thú y.


Lực lượng thú y địa phương có vai trò quan trọng phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

3. Sản xuất, kinh doanh thuốc thú y

- Thông tư số 51/2009/BNNPTNT ngày 21/8/2009 quy định kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y.

- Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản.

- Thông tư số 07/2012/TT-BNNPTNT ngày 13/02/2012 quy định thủ tục đăng ký, kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất thuốc thú y đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP).

4. Kiểm tra chất lượng thuốc thú y

- Quyết định số 72/2007/QĐ-BNN ngày 06/8/2007 quy định về việc kiểm tra chất lượng thuốc thú y;

- Quyết định số 100/2007/QĐ-BNN ngày 03/12/2007 về việc bổ sung, sủa đổi Quyết định số 72/2007/QĐ-BNN ngày 06/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định kiểm tra chất lượng thuốc thú y;

- Thông tư số 02/2009/TT-BNN ngày 14/01/2009 hướng dẫn thủ tục thu hồi và xử lý thuốc thú y;

5. Quản lý phân phối lưu hành

- Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng;

- Thông tư số 03/2012/TT-BNNPTNT ngày 16/1/2012 về việc sửa đổi bổ sung Thông tư 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng.

- Thông tư số 28/2013/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2013 về việc ban hành Danh mục thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.

- Thông tư số 25/2012/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2012 về việc ban hành Danh mục thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.

Xem thêm
Lưu ý khi bón phân cho cây mía ở vùng đất phụ thuộc vào ‘nước trời’

Miền Trung và khu vực giáp ranh đã bắt đầu vào vụ mía mới 2023 - 2024, giá mía khởi sắc khiến bà con nơi đây thêm phần phấn khởi với loài cây lắm 'truân chuyên' này...

Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE sản xuất theo công nghệ mới

Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE là sản xuất theo công nghệ mới, diệt trừ được nhiều loại cỏ như đuôi phụng, lồng vực, cháo, chác, rau mác, rau mương... rất an toàn.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm