| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả mô hình sản xuất lúa, tôm giảm chi phí, an toàn cánh đồng lớn

Thứ Sáu 22/05/2020 , 14:05 (GMT+7)

Mô hình đã giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, sản xuất bền vững, đảm bảo môi trường sinh thái, tăng năng suất và tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Dự án 'Sản xuất lúa, tôm giảm chi phí, an toàn theo cánh đồng lớn tại tỉnh Kiên Giang năm 2019' có 45 hộ tham gia, với diện tích 90ha.

Dự án “Sản xuất lúa, tôm giảm chi phí, an toàn theo cánh đồng lớn tại tỉnh Kiên Giang năm 2019” có 45 hộ tham gia, với diện tích 90ha.

Xã Phong Đông thuộc huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) có diện tích đất canh tác hơn 2.400 ha, trong đó lúa –tôm 1.300 ha, nuôi chuyên tôm hơn 1.100ha. Nông dân tiêu thụ sản phẩm thông qua thị trường tự do, sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, chưa có ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, nên giá cả bấp bênh, giá trị sản phẩm chưa cao.

Xuất phát từ thực tế đó, năm 2019 từ nguồn vốn của Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM được UBND tỉnh phê duyệt, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang, phối hợp Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Thuận, Phòng NN- PTNT, các địa phương cùng bà con nông dân ấp Ruộng Sạ 2 và ấp Cái Nhum, xã Phong Đông thực hiện Dự án “Sản xuất lúa, tôm giảm chi phí, an toàn theo cánh đồng lớn tại tỉnh Kiên Giang năm 2019” có 45 hộ tham gia, với 90ha.

Nhìn chung, các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi tương đối ổn định, ít biến động. Độ mặn trong vụ nuôi dao động từ 10‰ đến 18‰. Cỡ tôm thu hoạch trung bình trong mô hình đạt 33 con/kg, dao động từ 17-50 con/kg. Tỷ lệ sống trung bình đạt so với yêu cầu mô hình và cao hơn so với ngoài mô hình.

Giá bán tôm sú trung bình là 145.290 đồng/kg, dao động từ 130.000 đến 195.000 đồng/kg (17-50 con/kg).

Tuy nhiên, năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid- 19 nên giá tôm thương phẩm thấp hơn so với những năm trước, vì vậy hiệu quả kinh tế chưa cao.

Thời tiết nắng nóng, làm môi trường ao nuôi tôm biến động, gây sốc cho tôm nuôi ảnh hưởng đến năng suất của một số hộ trong mô hình. Tổng chi cho 1ha nuôi tôm trung bình là hơn 34 triệu đồng/ha. Tổng thu vụ nuôi tôm trung bình là hơn 73 triệu đồng/ha. Lợi nhuận mỗi ha vụ nuôi tôm đạt trung bình gần 39 triệu đồng.

Chú Huỳnh Văn Bá tham gia trong mô hình, chia sẻ: “Trước đây, các gia đình nuôi tôm tự phát, chưa có ý thức bảo vệ môi trường, xử lý các loại dịch bệnh, nay đa số bà con nuôi tôm ít bệnh, mau lớn, giảm chi phí. Tôi đề xuất có biện pháp điều chỉnh lịch thời vụ, bởi thời vụ không thể phụ thuộc vùng miền, nuôi tôm vào tháng 2 đến tháng 4 thời tiết rất khắc nghiệt nên hiệu quả không cao”.

Khi tham gia mô hình thì giống tôm sú thả khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, tôm giống thả nuôi đã qua xét nghiệm, không mang mầm bệnh nguy hiểm, như đốm trắng, đầu vàng, còi. Áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú của Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang, có bổ sung thức ăn công nghiệp, nuôi 2 giai đoạn thả tôm post vào ao vèo 10 – 15 ngày, sau đó chuyển sang nuôi giai đoạn 2. Mật độ tôm thả nuôi 4 con/m2. Có 100% hộ tham gia mô hình có ghi chép nhật ký theo dõi và chăm sóc mô hình.

Mỗi ha nuôi tôm, được hỗ trợ một phần thức ăn giai đoạn ương và giai đoạn nuôi, chế phẩm sinh học và thuốc diệt khuẩn trị giá gần 5 triệu đồng/ha. Thả giống tôm đúng lịch thời vụ, con giống đạt chất lượng, đúng số lượng, thả nuôi thích nghi và phát triển tốt. 

Anh Thái Văn Tú, tham gia trong mô hình nói: “khi áp dụng mô hình hiệu quả, năng suất tăng hơn trước 40-50%. Bà con mình bắt đầu có kiến thức về khoa học kỹ thuật xử lý nước, xử lý đáy, kiểm tra nhiệt độ, độ mặn, nhận thức về cách nuôi tôm thay đổi rõ rệt”.

Nông dân tham gia mô hình theo hình thức Tổ hợp tác, Hợp tác xã có diện tích canh tác liền kề, giúp nông dân có ý thức liên kết gắn bó, tương trợ lẫn nhau.

Nông dân tham gia mô hình theo hình thức Tổ hợp tác, Hợp tác xã có diện tích canh tác liền kề, giúp nông dân có ý thức liên kết gắn bó, tương trợ lẫn nhau.

Mục đích của dự án nhằm phát triển sản xuất theo hướng tập trung, xây dựng vùng nguyên liệu, tạo ra sản lượng tôm lớn sản phẩm có chất lượng cao, tiến tới ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Mục tiêu là xây dựng cánh đồng lớn đạt tiêu chuẩn về quy mô, ứng dụng kỹ thuật đồng bộ, đạt sản lượng lớn, chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ theo xu hướng hội nhập. 

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.