| Hotline: 0983.970.780

Công trình thủy lợi làm nên mùa vàng

Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Thứ Ba 16/04/2024 , 09:09 (GMT+7)

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Hình thành vùng chuyên canh sắn

Tọa lạc tại huyện Tân Châu, hồ chứa nước Tha La được xây dựng năm 2005 từ đập dâng nước trên suối Tha La, hệ thống hồ điều tiết bằng đập cao su. Với dung tích hơn 27,4 triệu m3 nước, hồ có nhiệm vụ cấp nước sản xuất nông nghiệp cho hơn 2.700 ha/vụ và nước phục vụ nhà máy sắn với lưu lượng 1.500 m3/ngày đêm.

Với dung tích hơn 27,4 triệu m3 nước, hồ có nhiệm vụ cấp nước sản xuất nông nghiệp hơn 2.700 ha/vụ cho huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Trần Phi.

Với dung tích hơn 27,4 triệu m3 nước, hồ có nhiệm vụ cấp nước sản xuất nông nghiệp hơn 2.700 ha/vụ cho huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Trần Phi.

Khi công trình đưa vào vận hành khai thác, từ những mảnh ruộng chỉ làm 1 vụ lúa/năm đã được người dân chuyển đổi thành những ruộng sắn xanh tốt. Từ huyện nghèo khó, giờ đây, Tân Châu được xem là thủ phủ cây sắn của tỉnh Tây Ninh với 20.000 ha. Những hộ sở hữu nhiều đất canh tác đã vươn lên khá giả. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện Tân Châu hiện chỉ còn 0,28% và số hộ cận nghèo còn 0,91%.

Anh Nguyễn Văn Giàu - một trong những nông dân sản xuất sắn giỏi tại địa phương cho biết, sắn là cây dễ trồng, chi phí đầu tư cho 1 ha sắn từ 20 - 30 triệu đồng, với giá từ 3.300 - 3.400 đồng/kg (30 chữ bột) như hiện nay, sau khi trừ các khoản chi phí nông dân còn lợi nhuận vài chục triệu đồng/ha.
“Vụ vừa qua tôi trồng 10 ha sắn, thu hoạch được 350 tấn củ bán cho nhà máy, trừ các khoản chi phí, tôi còn lời được trên 700 triệu đồng”, anh Giàu phấn khởi nói.

Anh Nguyễn Văn Giàu phấn khởi với vụ mùa bội thu. Ảnh: Trần Trung.

Anh Nguyễn Văn Giàu phấn khởi với vụ mùa bội thu. Ảnh: Trần Trung.

Theo ông Đoàn Quốc Trung, Giám đốc Xí nghiệp Thủy lợi Tân Châu, về cơ bản, hồ Tha La vẫn đáp ứng nhu cầu cấp nước, tuy nhiên, trải qua thời gian dài vận hành, một số hạng mục đã xuống cấp, hư hỏng. Đặc biệt hạng mục đập cao su tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn rất cao, có nhiều yếu tố diễn biến khó lường ảnh hưởng đến an toàn tổng thể công trình.

 “Sau khi đề xuất nâng cấp sửa chữa và được Bộ NN-PTNT phê duyệt, ngày 28/12/2023 dự án chính thức được khởi công với tổng mức đầu tư 280 tỷ đồng, nâng cấp, sửa chữa đập chính, xây dựng mới tràn xả lũ tại vị trí lòng sông cũ, xây dựng cầu giao thông qua tràn, hoành triệt cống xả đáy. Đồng thời, dự án còn sửa chữa kênh chính, nạo vét kênh tiêu Thạnh Đông…”, ông Trung chia sẻ.

Hướng tới công trình đa mục tiêu

Dù đang trong quá trình đầu tư nâng cấp sửa chữa, trước dự báo năm 2024 hạn hán diễn ra trên diện rộng, những ngày này, bên cạnh hàng trăm lượt công nhân đang tất bật thi công các hạng mục công trình dự án, Xí nghiệp Thủy lợi Tân Châu cử cán bộ thường xuyên kiểm tra quy trình vận hành hồ chứa, mực nước và kênh tưới tiêu.

Dự kiến, dự án sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Tha La sẽ hoàn thành vào năm 2025. Ảnh: Trần Phi.

Dự kiến, dự án sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Tha La sẽ hoàn thành vào năm 2025. Ảnh: Trần Phi.

Theo dự kiến, dự án sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Tha La sẽ hoàn thành đưa vào hoạt động vào năm 2025, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt của người dân và mở rộng vùng cung cấp nước cho nhà máy nước ở huyện Tân Châu với công suất 20.000 m3/ngày đêm.

Ngoài ra, dự án còn tạo cảnh quan kiến trúc góp phần phát triển du lịch của huyện Tân Châu nói riêng và tỉnh Tây Ninh nói chung, cải thiện môi trường sinh thái khu vực dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế bền vững.

Ông Lê Anh Tâm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh cho biết thêm, những năm qua, tỉnh Tây Ninh chú trọng hoàn thiện hạ tầng thủy lợi giúp ngành nông nghiệp chủ động được nguồn nước tưới, tiêu để canh tác các loại cây trồng phù hợp. Bên cạnh nâng cấp, sửa chữa hồ Tha La, năm 2023 vừa qua, Tây Ninh cũng đã đưa vào vận hành khai thác dự án tưới tiêu khu vực phía Tây sông Vàm Cỏ Đông với tổng vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng.

Đến nay, hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh cơ bản hoàn chỉnh, đầy đủ với lượng nước phong phú, dồi dào, bảo đảm nhu cầu sử dụng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt của người dân quanh năm; đồng thời, với hệ thống thủy lợi cung cấp nước tưới tự chảy, người dân rất thuận lợi trong việc dẫn nước vào cánh đồng.

Năm 2023, Tây Ninh cũng đã đưa vào vận hành khai thác dự án tưới tiêu khu vực phía Tây sông Vàm Cỏ Đông với tổng vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng. Ảnh: Trần Phi.

Năm 2023, Tây Ninh cũng đã đưa vào vận hành khai thác dự án tưới tiêu khu vực phía Tây sông Vàm Cỏ Đông với tổng vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng. Ảnh: Trần Phi.

“Dù có kết quả tích cực từ hệ thống thủy lợi, nhưng ngành NN-PTNT tỉnh vẫn dự báo giữa cuối năm 2024 có thể thiếu nước tưới tại một số khu vực có địa hình cao hơn mực nước dâng bình thường của hồ Dầu Tiếng như: cánh đồng Khedol (thuộc xã Thạnh Đông, TP Tây Ninh và xã Phan, Suối Đá, huyện Dương Minh Châu). Ngành NN-PTNT chủ động tham mưu UBND tỉnh tiếp tục đầu tư hạ tầng thủy lợi, hướng dẫn người dân có kế hoạch sản xuất linh hoạt để ứng phó với tình trạng khô hạn”, ông Lê Anh Tâm nhấn mạnh.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm