| Hotline: 0983.970.780

Hỗ trợ 13 triệu đồng/lao động nghèo trở về từ Libya

Thứ Năm 04/08/2011 , 10:25 (GMT+7)

Sau hơn bốn tháng kể từ khi chuyến tàu đưa người lao động cuối cùng trong hơn 10.000 lao động Việt Nam từ Libya phải về nước do khủng hoảng chính trị, sáng qua 3/8 Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ, TB- XH) đã phối hợp với Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước tổ chức cuộc họp với tất cả DN có lao động làm việc tại Libya nhưng phải đưa về nước sớm để nói rõ về các mức hỗ trợ cho người lao động và DN vừa được Bộ LĐ, TB-XH phê duyệt, đồng thời hướng dẫn DN các bước làm thủ tục hỗ trợ cho người lao động nhằm tránh được những vướng mắc ảnh hưởng đến quyền lợi của họ.

Đại diện của Cục nói rõ, để tạm ứng tiền hỗ trợ, các DN phải có Công văn đề nghị tạm ứng gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước và Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước. Bên cạnh đó, các DN phải lập danh sách người lao động đủ điều kiện hỗ trợ, danh sách người lao động thuộc đối tượng hoàn trả tiền môi giới, cùng với các chứng từ chi hợp lệ tiền môi giới cho đối tác (có xác nhận của DN) và xác nhận của đối tác đã nhận tiền môi giới.

Theo mức hỗ trợ mà Bộ đã phê duyệt, lao động có thời gian làm việc dưới 1 tháng là 9 triệu đồng/người bao gồm cả 1 triệu đồng tiền hỗ trợ ban đầu từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước đã nhận (riêng lao động huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo Quyết định 71 là 13 triệu đồng/người). Những lao động có thời gian làm việc từ trên 1 tháng đến đủ 2 tháng được nhận số tiền hỗ trợ là 7 triệu đồng/người (trong đó lao động huyện nghèo nhận được số tiền hỗ trợ là 10 triệu/người).

Số tiền hỗ trợ dành cho lao động có thời gian làm việc từ trên 2 tháng đến đủ 4 tháng là 5 triệu đồng/người (trong đó lao động huyện nghèo là 7 triệu đồng/người). Lao động có thời gian làm việc từ trên 4 tháng đến đủ 6 tháng được hỗ trợ 3 triệu đồng/người (trong đó lao động huyện nghèo được hỗ trợ 4 triệu đồng/người).

Tại cuộc họp, các DN cũng thống kê hiện tổng số lao động Việt Nam làm việc tại Libya với thời gian dưới 6 tháng phải về nước trước thời hạn do khủng hoảng chính trị là 3.102 người, trong đó số lao động có thời gian làm việc dưới 1 tháng là 620 người, số lao động có thời gian làm việc từ trên 1 tháng đến đủ 2 tháng là 748 người, số lao động có thời gian làm việc từ trên 2 tháng đến đủ 4 tháng là 1.074 người, và số lao động có thời gian làm việc từ trên 4 tháng đến đủ 6 tháng là 660 người.

Đại diện cho ngành lao động, Thứ trưởng Bộ LĐ, TB- XH Nguyễn Thanh Hòa cho biết thêm, cùng với những hướng dẫn khá chi tiết này, ngành cũng đã yêu cầu các DN phải có báo cáo lên Cục kết quả chi hoàn trả tiền môi giới cho người lao động và quyết toán kinh phí hỗ trợ người lao động trong thời hạn 45 ngày kể từ khi nhận được kinh phí hỗ trợ.

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Liên doanh DHN với mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp tại Tây Ninh

Chủ tịch Hùng Nhơn Group Vũ Mạnh Hùng chia sẻ định hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Lễ công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh, chiều nay.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.