| Hotline: 0983.970.780

Hỗ trợ cung ứng lương thực thực phẩm người dân khu phong tỏa

Thứ Ba 10/08/2021 , 12:50 (GMT+7)

Sở Công thương TP.HCM phối hợp các đơn vị, quận huyện tổ chức 'siêu thị mini', 'chợ nghĩa tình', 'phiếu đi chợ', 'đi chợ thay'... để người dân hạn chế tiếp xúc với bên ngoài.

Ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM chủ trì buổi họp báo cung cấp thông tin tuyên truyền phòng chống Covid-19 trên địa bàn TP.HCM. Ảnh: T.N.

Ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM chủ trì buổi họp báo cung cấp thông tin tuyên truyền phòng chống Covid-19 trên địa bàn TP.HCM. Ảnh: T.N.

Tại cuộc họp báo cung cấp thông tin tuyên truyền phòng chống Covid-19 trên địa bàn TP.HCM sáng 10/8, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết, để hỗ trợ người dân trong các khu phong tỏa được tiếp cận nguồn hàng lương thực thực phẩm thiết yếu được thuận lợi, bên cạnh việc tổ chức phát phiếu mua hàng cho người dân thì Sở liên tục triển khai các giải pháp tăng cường các điểm bán, trong đó có mở lại các điểm bán lương thực thực phẩm tươi sống tại các chợ truyền thống, các điểm bán của chợ, các hoạt động bán hàng lưu động. 

Ngoài ra, tại phường, xã, quận, huyện tổ chức các giải pháp hỗ trợ cho người dân như "đi chợ thay" giúp người dân hạn chế ra khỏi nhà, ít tiếp xúc với bên ngoài.

Bên cạnh các hoạt động đó, Sở Công thương phối hợp với các đơn vị tổ chức "siêu thị mini", "chợ nghĩa tình" chủ yếu phát phiếu cho người dân mua hàng hóa tại các khu phong tỏa.

"Chợ nghĩa tình" được tổ chức các phiên chợ với 70 mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu. Trong thời gian qua, mô hình này đã hỗ trợ được 6.035 hộ dân tương đương với 24.140 nhân khẩu tại các khu phong tỏa đã tiếp cận được 9.103 đơn hàng với tổng giá trị 2,7 tỷ đồng.

"Hiện nay, tồn kho của "Phiên chợ nghĩa tình" còn 836,8 triệu đồng, tương đương với 2.938 đơn hàng, chúng tôi vẫn đang tiếp nhận các tài trợ của các đơn vị để tiếp tục tổ chức mô hình này.

Để người dân trong các khu phong tỏa, đặc biệt là các gia đình khó khăn khó tiếp cận được những hỗ trợ kịp thời có thể liên hệ với với tổng đài hỗ trợ khẩn cấp: số điện thoại 0963 870058 của “Phiên chợ nghĩa tình” để được hỗ trợ", ông Nguyễn Nguyên Phương thông tin.

Chuyến xe chở lương thực thực phẩm từ Hội phụ nữ Huyện Lộc Ninh gửi tặng Hội phụ nữ Quận Gò Vấp để chuyển tới tay người dân gặp khó khăn trong khu vực phong tỏa trên địa bàn quận Gò Vấp. Ảnh: Hồng Vịnh.

Chuyến xe chở lương thực thực phẩm từ Hội phụ nữ Huyện Lộc Ninh gửi tặng Hội phụ nữ Quận Gò Vấp để chuyển tới tay người dân gặp khó khăn trong khu vực phong tỏa trên địa bàn quận Gò Vấp. Ảnh: Hồng Vịnh.

Cũng theo Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM, để nguồn hàng hóa cung ứng trong các khu vực phong tỏa được nhiều hơn, Sở Công thương TP.HCM đã làm việc với Hội Phụ nữ TP.HCM và đưa ra giải pháp, thay vì "đi chợ thay" như trước đây, sẽ tăng cường làm việc với các địa phương, tỉnh thành khu vực phía Nam, tổ chức lựa chọn mặt hàng mà các địa phương "dư thừa" để tổ chức thành các gói hàng hóa của các địa phương, chở thẳng tới các khu phong tỏa.

"Hội Phụ nữ sẽ hỗ trợ phân phối tới người dân, như vậy sẽ hỗ trợ được nhiều hơn, nhanh hơn, đảm bảo an toàn hơn. Giải pháp này hiệu quả hơn và đáp ứng được nhu cầu của người dân TP trong các khu phong tỏa", ông Phương nhận định.

Người dân khu phong tỏa trên địa bàn quận Gò Vấp được Hội phụ nữ Quận Gò Vấp hỗ trợ lương thực thực phẩm. Ảnh: Hồng Vịnh.

Người dân khu phong tỏa trên địa bàn quận Gò Vấp được Hội phụ nữ Quận Gò Vấp hỗ trợ lương thực thực phẩm. Ảnh: Hồng Vịnh.

Liên quan đến việc cung ứng hàng hóa tại các hệ thống phân phối hiện đại, ông Phương cho biết, do thực hiện các giải pháp tăng cường việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, người dân không ra khỏi nhà từ 18h đến 6h sáng hôm sau, do đó việc phân phối cung ứng hàng hóa của các hệ thống phân phối hiện nay sẽ phải thực hiện từ 6h sáng cho đến 18h hàng ngày.

Trong khi đó, để cho đội ngũ nhân viên của các hệ thống này tổ chức được nguồn hàng, có thời gian sắp xếp hàng hóa, và về trước khi lệnh "18h không ra đường", thì thời gian bán hàng tại các hệ thống này giảm xuống, thường bắt đầu từ 7h-7h30 đến 16h-16h30 hàng này. 

"Để thời gian này được kéo dài, Sở cũng đã làm việc với các hệ thống phân phối, đặc biệt là các doanh nghiệp bình ổn thị trường, tính toán thống kê được lượng nhân viên cần thiết phải đi sớm hơn và về trễ hơn để có bước chuẩn bị cho việc mở cửa cung ứng hàng hóa được sớm hơn, kéo dài hơn. Sở Công thương TP.HCM đã kiến nghị với UBND TP.HCM và đã được chấp thuận triển khai", ông Phương nói.

Cũng theo ông Phương, Sở Công thương TP.HCM đã lập danh sách các nhân viên thuộc các hệ thống phân phối và công khai trên website Sở Công thương để các đơn vị có thể đối chiếu kiểm tra, cũng như có xác nhận theo các đơn vị đúng với chỉ đạo của UBND TP.HCM tổ chức cho nhân viên đi làm việc theo giờ.

"Trong chiều nay, các đơn vị đặc biệt là các hệ thống phân phối, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, điểm bán bình ổn thị trường, các kho của các đơn vị này để có thể triển khai nội dung chỉ đạo của UBND TP.HCM", ông Phương cho hay.

Trước câu hỏi của phóng viên báo đài về việc có hay không tình trạng bán hàng online liên quan đến tình trạng hàng gian hàng giả tràn lan trong thời gian qua, ông Phương khẳng định không có tình trạng này.

Thời gian qua, khi áp dụng giãn cách, có thời điểm kiểm soát chặt chẽ, chỉ có hoạt động liên quan đến hàng hóa thiết yếu, chủ yếu lương thực thực phẩm, do đó các hàng hóa khác rất ít có giao dịch trên thị trường. Cho tới hôm nay, việc lưu thông hàng hóa chủ yếu vận chuyển phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, còn đối với việc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng chỉ xoay quanh các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu.

Theo Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM, các hoạt động bán hàng online trong thời điểm này chủ yếu thông qua các doanh nghiệp thương mại điện tử . “Họ đầu tư rất bài bản, có quy trình kiểm soát chặt chẽ đầu vào từ nguồn gốc, giấy chứng nhận, vừa thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, vừa bảo vệ thương hiệu của họ, do đó tình trạng lợi dụng để kinh doanh hàng gian hàng giả hàng kém chất lượng đối với các đơn vị này là “rất khó” xảy ra”, ông Phương nhận định.

Bên cạnh đó, có hoạt động bán hàng của cá nhân thông qua facebook, zalo… Sở Công thương theo dõi thấy rằng, các cá nhân cũng chủ yếu bán lương thực thực phẩm là chính.

Để công tác kiểm tra kiểm soát hàng hóa, các hoạt động này thì bên cạnh việc chỉ đạo của Bộ Công thương, UBND TP.HCM đã giao cho Quản lý thị trường kiểm tra kiểm soát việc nâng giá, bán phá giá… liên quan đến mặt hàng trang thiết bị y tế, khẩu trang N95, đồ bảo hộ y tế cao cấp, oxy, màng lọc…

“Đối với những mặt hàng này, các đơn vị sản xuất “ba tại chỗ” gặp khó khăn, do đó cũng có giảm lượng cung ứng, do đó, giá cả có chiều hướng tăng. Với việc lợi dụng tình hình để tăng giá các mặt hàng này, thời gian qua đã được cơ quan QLTT tập trung kiểm soát xử lý. Bên cạnh đó, Thanh tra Sở Công thương phối hợp với chính quyền địa phương liên tục theo dõi sát tình hình thị trường, cung ứng hàng hóa, có thông tin dấu hiệu gì sẽ phối hợp với QLTT để xử lý”, ông Phương nói.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM đánh gia cao việc Sở Công thương TP.HCM đã áp dụng CNTT và đã truyền tải tới các quận, huyện để từ đó thông tin đến mọi người dân biết được các đại lý, các điểm cung ứng về nhu yếu phẩm, lương thực để làm sao giảm bớt sự căng thẳng.

Theo ông Khuê, hơn một tuần trở lại đây, các mặt hàng nhu yếu phẩm phục vụ người dân phong phú hơn, dồi dào hơn, tuy nhiên ông Khuê đề nghị Sở Công thương xem xét vì người dân còn phản ánh "có nơi có chỗ, có cửa hàng còn có hiện tượng tăng giá bán".

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hải Phòng khởi công dự án sản xuất vật liệu phân hủy hơn 2 nghìn tỷ

Đây là một trong những sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 69 năm ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm