| Hotline: 0983.970.780

Hỗ trợ Kiên Giang quản lý, khai thác bền vững nghêu lụa

Thứ Hai 21/11/2022 , 14:25 (GMT+7)

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế tại Việt Nam sẽ hỗ trợ tỉnh Kiên Giang quản lý, khai thác bền vững nghêu lụa vùng biển ven bờ.

Sở NN-PTNT Kiên Giang vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế tại Việt Nam (IUCN Việt Nam) tổ chức cuộc họp tham vấn các bên liên quan về việc quản lý, khai thác bền vững nghêu Lụa vùng biển ven bờ.

Cuộc họp được tổ chức tại huyện Kiên Lương, do ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Phụ trách Sở NN-PTNT Kiên Giang và bà Bùi Thị Thu Hiền, Điều phối viên các Dự án biển và vùng bờ của IUCN Việt Nam đồng chủ trì.

Người dân tham gia khai thác nhuyễn thể hai mảnh vỏ khi thủy triều rút xuống tại vùng biển ven bờ tại huyện Kiên Lương. Ảnh: Trung Chánh.

Người dân tham gia khai thác nhuyễn thể hai mảnh vỏ khi thủy triều rút xuống tại vùng biển ven bờ tại huyện Kiên Lương. Ảnh: Trung Chánh.

Tại cuộc họp, các bên liên quan đã nghe Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Kiên Giang báo cáo kết quả thực hiện năm 2022 và kế hoạch năm 2023 về giám sát vệ sinh, an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại vùng biển ven bờ.

Chi cục Thủy sản Kiên Giang báo cáo các quy định về quản lý hoạt động khai thác nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại vùng biển Kiên Giang.

Nghe giới thiệu về các mô hình Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi sò lông và bài học thực tế từ Bình Thuận. Mô hình Đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi bền vững nghêu Lụa ở xã Sơn Hải, huyện Kiên Lương.

Giới thiệu về Hệ thống quản lý, chứng nhận sản phẩm thủy sản bền vững quốc tế MSC và ACS.

Để quản lý, khai thác nghêu lụa một cách bền vững, Sở NN-PTNT Kiên Giang giao chi Cục Thủy sản xây dựng “Mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi nghêu lụa” ở xã Sơn Hải, huyện Kiên Lương, với diện tích 500ha, tổng kinh phí hơn 925 triệu đồng.  

Theo đó, sẽ hỗ trợ chính quyền và tổ chức cộng đồng phân giới, cắm mốc vùng đồng quản lý, tạo thuận lợi cho cộng đồng cùng bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tiến tới hỗ trợ thành lập được 1 mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi nghêu lụa tại đại phương.

Tổ chức đào tạo, tập huấn cho tổ chức cộng đồng thực hiện theo dõi, giám sát, kiểm soát  hoạt động nghề cá trong cộng đồng. Tổ chức cộng đồng tiến hành trực canh, giám sát, tuần tra bảo vệ khu vực biển được giao quản lý.

Nâng cao năng lực của các tổ chức cộng đồng địa phương gắn với giao quyền quản lý nguồn lợi nghêu lụa ở vùng ven biển tỉnh Kiên Giang nhằm quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi bền vững.

Trên cơ sở đó, nhân rộng ra các mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh.

IUCN tại Việt Nam sẽ hỗ trợ Kiên Giang trong quản lý, khai thác bền vững nghêu Lụa và khảo sát, đánh giá nhận thức của cộng đồng, các bên liên quan về bảo tồn, đa dạng sinh học, môi trường, sử dụng nguồn lợi thủy sản có trách nhiệm. Ảnh: Trung Chánh.

IUCN tại Việt Nam sẽ hỗ trợ Kiên Giang trong quản lý, khai thác bền vững nghêu Lụa và khảo sát, đánh giá nhận thức của cộng đồng, các bên liên quan về bảo tồn, đa dạng sinh học, môi trường, sử dụng nguồn lợi thủy sản có trách nhiệm. Ảnh: Trung Chánh.

Trong buổi làm việc, ông Chu Thế Cường, Đại diện Tổ chức IUCN tại Việt Nam đã giới thiệu về Dự án “Bảo vệ Hệ sinh thái ven biển vùng ĐBSCL – MDC” – Hợp phần 2 hỗ trợ mô hình Đồng quản lý triển khai tại Kiên Giang.

Theo đó, các hoạt động chính của dự án MDC – Hợp phần 2 sẽ hỗ trợ tỉnh Kiên Giang thí điểm việc xác định các khu vực tiềm năng, thành lập khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản và thiết lập tại 3 cụm đảo Nam Du, Bà Lụa và Hải Tặc.

Hỗ trợ khai thác, nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm và bền vững tại 3 cụm đảo, khảo sát, đánh giá nhận thức của cộng đồng và các bên liên quan về bảo tồn, đa dạng sinh học, môi trường, sử dụng nguồn lợi thủy sản có trách nhiệm.

Nâng cao năng lực cho cơ quan quản lý, cộng đồng ngư dân và các bên có liên quan để vận hành hiệu quả các khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Hỗ trợ hoàn thiện cơ chế, chính sách về bảo tồn, phát triển nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường, khai thác và nuôi trồng thủy sản bền vững.

Dự án “Bảo vệ Hệ sinh thái ven biển vùng ĐBSCL – MDC” sẽ có những hoạt động hỗ trợ tỉnh Kiên Giang trong việc quản lý nguồn lợi nghêu lụa. Theo đó, sẽ tập huấn nâng cao năng lực cho cơ quan quản lý, cộng đồng ngư dân và các bên có liên quan trong việc quản lý nguồn lợi nghêu lụa trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ xây dựng chuỗi bảo vệ, khai thác, thu mua, sơ chế, chế biến và quảng bá gắn với tiêu thụ sản phẩm nghêu lụa bền vững.

Xem thêm
Nuôi cá chim vây vàng VietGAP 6 tháng, năng suất đạt 10,8 tấn/ha

Hà Tĩnh Sau 6 tháng thả nuôi, cá chim vây vàng đạt trọng lượng trung bình 0,6 kg/con, năng suất bình quân 10,8 tấn/ha, giá bán từ 130.000 - 140.000 đồng/kg.

Hiện đại hóa ngành thủy sản góp phần chống khai thác IUU

THANH HÓA Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu cá, góp phần tăng sản lượng, giảm tổn thất.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.