| Hotline: 0983.970.780

Hòa Bình đổi thay nhờ chương trình nông thôn mới

Thứ Sáu 10/07/2020 , 16:51 (GMT+7)

Đường sá xanh – sạch – đẹp là cụm từ đánh giá toàn diện sự thay da đổi thịt của huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) sau thời gian triển khai xây dựng nông thôn mới.

Ông Dương Văn Thới, Chủ tịch UBND huyện Hòa Bình. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Dương Văn Thới, Chủ tịch UBND huyện Hòa Bình. Ảnh: Trọng Linh.

“Ý Đảng lòng dân"

Ông Dương Văn Thới, Chủ tịch UBND huyện Hòa Bình, cho biết: “Huyện xác định để địa phương thật sự phát triển kinh tế, xã hội toàn diện thì trước mắt phải tập trung xây dựng hạ hầng. Bởi hạ tầng là một trong những yếu tố tiên quyết, quyết định sự thành công trong xây dựng NTM. Tuy nhiên, để làm được mục tiêu đó, thì điều trước tiên vẫn là sự đồng thuận của người dân.

“Dân là gốc, bởi thế địa phương luôn quan tâm tạo điều kiện để cuộc sống người dân được ổn định. Một khi dân mình ấm no thì việc dù khó khăn đến đâu được dân đồng lòng thì chắn chắn sẽ làm xong”, ông Thới nói.

Ông Thới cho biết hiện nay, đa số người dân đã ý thức được tầm quan trọng của mình trong công cuộc xây dựng NTM nên ngay từ ban đầu triển khai xây dựng NTM, huyện Hòa Bình đã tập trung mọi nguồn lực để chăm lo đời sống người dân địa phương.

Những năm gần đây, huyện Hòa Bình đã thật sự chuyển mình nhờ xây dựng NTM. Hệ thống y tế, giáo dục từng bước được cải thiện, nâng chất. Hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư, nhờ đó giúp việc đi lại, giao thương hàng hóa của người dân từng bước nâng lên. Đó là tiền đề để người dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

Hòa Bình là một trong những địa phương có diện tích nuôi tôm công nghệ cao khá lớn của tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Hòa Bình là một trong những địa phương có diện tích nuôi tôm công nghệ cao khá lớn của tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Nguyễn Văn Dũng, 60 tuổi, ngụ xã Minh Diệu, cho biết: “Từ khi có NTM làng quê mình tươi mới hẳn ra, ngày trước muốn đi chợ bán bó rau, nải chuối, con gà, con vịt…thì phải đợi đò dọc chạy ngang để đi ra chợ, có khi mất cả ngày mới về tới nhà. Còn bây giờ, cần gì thì có người mua, kẻ bán đến tận nhà, vừa nhanh vừa gọn, rất thuận tiện. NTM thật sự mang lại cuộc sống mới cho người dân”. 

Trong 6 tháng đàu năm, trên địa bàn huyện đã xây dựng được 4 tuyến lộ giao thông nông thôn, 30 cây cầu nông thôn được đưa vào sử dụng, tạo thuận tiện cho việc đi lại. Ông Thới cho biết: “Đó là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bạc Liêu và sự ủng hộ của các Sở, ngành phụ trách từng tiêu chí đôn đốc, hỗ trợ, phân bổ kinh phí cho huyện triển khai đầu tư xây dựng các công trình.

Vì vậy, huyện mới có bước chuyển mình rõ nét như bây giờ. Mục tiêu của Hòa Bình hướng đến là sớm thực hiện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM theo kế hoạch đã đề ra. Huyện Hòa Bình phấn đấu trở thành huyện đạt chuẩn NTM”.

Huyện Hòa Bình có vị trí địa lý thuận lợi, thu hút nhà đầu tư về phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Ảnh: Trọng Linh.

Huyện Hòa Bình có vị trí địa lý thuận lợi, thu hút nhà đầu tư về phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Ảnh: Trọng Linh.

Sắp có thêm 5 xã NTM

Ông Dương Văn Thới, phấn khởi nói: “Hiện huyện đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị UBND tỉnh Bạc Liêu công nhận 5 xã Vĩnh Bình, Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A, Vĩnh Thịnh, Minh Diệu đạt chuẩn NTM. Thời gian qua, huyện đã tập trung chỉ đạo rất quyết liệt đối với các địa phương trong xây dựng NTM.

Đồng thời, tranh thủ mọi nguồn lực để hoàn thành mục tiêu đề ra. Nói chung, muốn công tác xây dựng NTM hoàn thiện như mong muốn thì một mình chính quyền nỗ lực không là chưa đủ. Nhân dân mới là chủ thể trong công tác này, huyện Hòa Bình đổi mới như hiện tại là nhờ vào sự đóng góp rất lớn từ nhân dân trên địa bàn”.

Đến nay, về cơ bản, công tác xây dựng NTM của các xã đã hoàn thiện, trung bình mỗi xã đạt từ 18 tiêu chí trở lên. Trong đó, các xã Vĩnh Mỹ A, Vĩnh Mỹ B đạt 19/19 tiêu chí xây dựng NTM. Riêng các xã Vĩnh Bình, Minh Diệu, Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A và Vĩnh Thịnh đạt 18/19 tiêu chí.

Bà Cao Hồng Nhanh, 54 tuổi, ngụ xã Vĩnh Hậu A, vui mừng: “Nhờ được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện cho tôi vay vốn làm ăn mà hoàn cảnh gia đình thoát nghèo. Bây giờ, tôi còn mua được các vật dụng sinh hoạt trong nhà. Tôi thật sự biết ơn chính quyền đã quan tâm, chăm lo đời sống cho hộ nghèo”.

Hòa Bình hướng đến huyện NTM vào cuối năm 2020. Ảnh: Trọng Linh.

Hòa Bình hướng đến huyện NTM vào cuối năm 2020. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Phạm Minh Luyến, Phó Bí thư Huyện ủy Hòa Bình, cho biết: “Mục tiêu được Nghị quyết HĐND tỉnh đặt ra đến năm 2025, là huyện phấn đấu lên thị xã. Để đạt mục tiêu đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện phải nỗ lực hơn nữa. Trước mắt, tập trung mọi nguồn lực xây dựng NTM, chú trọng công tác giảm nghèo và xây dựng mạng lưới hạ tầng, là tiền đề để huyện hướng đến những mục tiêu tiếp theo”.

Những con đường thênh thang, sạch sẽ; những cây cầu nối nhịp bờ vui và người dân thì hăng say lao động sản xuất để phát triển kinh tế gia đình… Đó là hình ảnh thường nhật, mỗi khi ai có dịp đến thăm huyện Hòa Bình và len lỏi vào khắp vùng nông thôn. Hòa Bình hôm nay thật sự đã thay áo mới.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Sản phẩm OCOP và câu chuyện phát triển vùng nguyên liệu

Bắc Kạn Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp ở tỉnh Bắc Kạn cũng chú trọng phát triển vùng nguyên liệu.