| Hotline: 0983.970.780

Hoàn thiện pháp luật về phát triển khoa học, công nghệ

Thứ Hai 13/01/2025 , 12:16 (GMT+7)

Sáng 13/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có bài phát biểu về chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Quốc hội.

Sáng 13/1, tại Hội trường Diên Hồng - Nhà Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có bài phát biểu tại Hội nghị với chủ đề: "Chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Theo Chủ tịch Quốc hội, hiện nay, hệ thống pháp luật về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, có 4 Luật liên quan trực tiếp đến lĩnh vực khoa học, công nghệ gồm: Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Công nghệ cao, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra có 12 luật, 42 nghị định, 131 thông tư khác có liên quan. Hệ thống pháp luật về chuyển đổi số, có 8 luật liên quan trực tiếp và nhiều văn bản luật khác liên quan; 4 nghị quyết của Chính phủ và hơn 160 nghị định, quyết định, thông tư hướng dẫn thi hành.

Về ưu điểm, hệ thống pháp luật hiện hành cũng đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi về đầu tư, tài chính, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy các hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Điều này thể hiện rõ trong Luật Khoa học và công nghệ năm 2013; Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2017; Luật Giáo dục năm 2019; Luật Đầu tư năm 2020; Luật Dữ liệu năm 2024.

Tuy nhiên, ông Trần Thanh Mẫn cũng nêu ra một số hạn chế. Thứ nhất, thiếu đồng bộ, thống nhất, dẫn đến một số cơ chế khuyến khích, thúc đẩy trong những lĩnh vực này không phát huy được tác dụng.

Thứ hai, cơ chế đầu tư, tài chính cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo chưa thực sự phù hợp, chưa khuyến khích, thu hút đầu tư từ xã hội.

Và cơ chế đầu tư, tài chính để triển khai hoạt động chuyển đổi số còn khó khăn, chưa được tháo gỡ kịp thời; việc phân bổ nguồn tài chính cho các nhiệm vụ, đề án, dự án có phạm vi quy mô quốc gia còn chậm và triển khai phức tạp, mất nhiều thời gian.

Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là một trong những giải pháp trong thời gian tới. Ảnh: Quốc hội.

Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là một trong những giải pháp trong thời gian tới. Ảnh: Quốc hội.

Liên quan đến các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá về thể chế, để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nói, đầu tiên là nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy về vị trí, vai trò của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.

Cùng với đó, đổi mới mạnh mẽ tư duy, phương thức, quy trình thủ tục trong hoạt động xây dựng pháp luật: các luật phải ngắn gọn, rõ ràng, chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội; không luật hóa các nội dung thông tư, nghị định.

Một vấn đề quan trọng nữa là tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trên tinh thần đó, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội sẽ phối hợp với Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức rà soát hệ thống pháp luật có liên quan; thể chế đầy đủ, kịp thời, đồng bộ theo đúng yêu cầu của Nghị quyết 57.

Xem thêm
Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban chỉ đạo Phát triển khoa học, công nghệ

Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Cống âu Rạch Mọp cán đích trước tháng 3/2025

Sóc Trăng Cống âu Rạch Mọp đang bước vào giai đoạn nước rút, các kỹ sư, công nhân quyết tâm thi công xuyên Tết, phấn đấu đưa công trình vào vận hành trước tháng 3/2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Livestream bán hàng, tặng vé xe cho 2.000 công nhân về quê đón tết

TP.HCM Chương trình 'Tết đong đầy - Sum vầy tình thân' của Thành Đoàn TP.HCM hỗ trợ 2.000 công nhân có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết sum họp với gia đình.