| Hotline: 0983.970.780

Hoàn thiện quy trình trừ nhện gié hại lúa

Thứ Ba 25/09/2012 , 10:31 (GMT+7)

Từ những biện pháp tổng hợp, quy trình IPM nhện gié đã có kết quả rõ rệt...

Quy trình IPM nhện gié hiệu quả rõ rệt
Quy trình quản lý tổng hợp (IPM) nhện gié là kết quả nghiên cứu của đề tài độc lập cấp Nhà nước do Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội thực hiện với sự tham gia của Cty CP BVTV An Giang đã có những hiệu quả bước đầu.

Theo GS-TS Nguyễn Văn Đĩnh, Chủ nhiệm đề tài, mô hình IPM nhện gié được thực hiện tại cánh đồng 5 ha của HTX Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) cho kết quả đáng khích lệ. Đề tài đang hoàn thiện quy trình để phổ biến trong cả nước nhằm giúp nông dân chủ động trong điều tra phát hiện và phòng trừ đối tượng dịch hại này.

“Để đạt được kết quả này, bên cạnh các cán bộ của trường, các địa phương thì các cán bộ FF (farmer’s friend - Bạn của nhà nông) thuộc chương trình "Cùng nông dân ra đồng" của Cty CP BVTV An Giang đã tham gia tích cực vào công tác nghiên cứu khoa học và góp phần đáng kể vào việc hoàn thiện quy trình này”, GS Đĩnh cho biết.

Nhện gié là loài dịch hại nguy hiểm ở các vùng trồng lúa châu Á, trong đó có VN. Thiệt hại do nhện gié gây ra là giảm năng suất, chất lượng lúa từ 5-20%, cá biệt một số nơi bị hại nặng lên đến 60-90%. Ở nước ta, nhện gié là loài gây hại phổ biến ở ĐBSCL. Từ năm 2007 trở lại đây, mức độ gây hại của nhện gié ngày một tăng. Theo thống kê của Cục BVTV, năm 2010, diện tích lúa bị nhiễm nhện gié là 64.500 ha, trong đó hơn 10.000 ha phải tiến hành phun thuốc phòng trừ.

Về quy luật phát sinh gây hại, loài này thường gây hại nặng khi thời tiết nóng (27-30 độ C) và ít mưa. Ở miền Bắc chúng gây hại nhẹ trong vụ xuân và hại nặng trong vụ mùa. Ở miền Trung và miền Nam thì nhện gié thường gây hại nặng trên vụ hè thu.

Nhện gié có sức tăng quần thể rất cao, ở 30 độ C và ẩm độ 97%, chúng có vòng đời rất ngắn (hơn 6 ngày), hệ số nhân trong 1 thế hệ cao (59,96 lần), tỷ lệ tăng tự nhiên rất cao và thời gian nhân đôi quần thể ngắn. Nhện gié tập trung gây hại chủ yếu trong bẹ lá, gân lá lúa. Khi lúa trổ bông, chúng chuyển lên phá hoại trên gié lúa (hoa lúa và hạt non) làm cho hạt bị lép hoặc lửng.

Để quản lý tổng hợp dịch hại của nhện gié, đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp nhện gié hại lúa ở VN” được thực hiện từ năm 2010. Bên cạnh việc thực hiện các mô hình, các cán bộ Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội cùng với FF tiến hành thực hiện điểm trình diễn cùng với bà con nông dân tại các địa bàn trên cả nước với phương châm "3 cùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) hướng dẫn bà con từ làm đất cấy lúa đến thu hoạch mang lại hiệu quả cao nhất.

Ngoài ra, các FF còn phối hợp với cán bộ thực hiện đề tài và Trung tâm BVTV phía Bắc điều tra, phát hiện nhện gié. Nắm bắt tình hình các côn trùng thiên địch và mật độ nhện gié để có các biện pháp quản lý hữu hiệu, tránh phun thuốc tràn lan...

Từ những biện pháp tổng hợp, quy trình IPM nhện gié đã có kết quả rõ rệt: Nông dân đã biết và chủ động điều tra phát hiện nhện gié; giảm chi phí thuốc trừ nhện gié, thóc giống, công lao động; nâng cao hiệu quả kinh tế so với đối chứng lên trung bình 15-20%, có nhiều nơi trên 50%...

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Xã viên sẽ hưởng lợi lớn khi canh tác lúa giảm phát thải

ĐBSCL Theo dự thảo chi trả kết quả giảm phát thải trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, nông dân trong các HTX, tổ hợp tác là đối tượng hưởng lợi cao nhất.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.