| Hotline: 0983.970.780

Hội thảo nuôi tôm công nghệ Semi-Biofloc

Thứ Năm 06/12/2018 , 09:23 (GMT+7)

Ban Quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức hội thảo “Kỹ thuật nuôi tôm theo công nghệ Semi-Biofloc”.

Ông Trần Sử Đạt – Phó phòng Thủy sản, Dự án CRSD báo cáo công tác triển khai các hoạt động về Semi-Biofloc của dự án thực hiện từ năm 2016 đến nay. Từ một lớp tập huấn về nuôi tôm theo công nghệ Biofloc đầu tiên tại Hiệp hội Nuôi tôm Mỹ Thanh (huyện Trần Đề, Sóc Trăng) và các đợt tham quan học tập kinh nghiệm tại Khánh Hòa, Cà Mau… đến nay tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều trang trại nuôi tôm theo công nghệ mới này.

PGS.TS Trương Quốc Phú trình bày về lợi ích và nguyên lý của công nghệ Biofloc/Semi-Biofloc trong nuôi tôm công nghiệp. Theo đó, chất thải từ ao nuôi tôm (thức ăn dư thừa, phân tôm,…) sẽ được tái sử dụng làm thức ăn cho tôm, do đó giảm được ô nhiễm môi trường, giảm lượng thức ăn sử dụng, từ đó giảm rủi ro và nâng cao hiệu quả nuôi tôm.

Nguyên lý cơ bản của công nghệ này là việc bổ sung nguồn cacbon (mật rỉ đường, cám gạo, tinh bột…) để cân bằng tỉ lệ C:N trong ao nuôi tôm, từ đó kích thích hệ vi khuẩn, tảo có lợi trong ao phát triển và kết dính với nhau tạo thành hạt floc, kết hợp với dòng chảy liên tục trong ao nuôi làm cho các hạt floc lơ lửng trong ao và tôm có thể bắt được và ăn.

Hội thảo cũng đã được nghe ông Tăng Vũ Đình Thi, Phó Tổng giám đốc Cty CP Công nghệ Biofloc và ông Hoàng Thanh Vũ, cán bộ kỹ thuật Cty CP Thực phẩm Sao Ta chia sẻ kinh nghiệm thực tế về áp dụng công nghệ Semi-Biofloc tại các trang trại, ao nuôi tôm ở Cà Mau, Sóc Trăng…

Các đại biểu tham dự đã thảo luận sôi nổi liên quan đến kỹ thuật nuôi tôm theo công nghệ Semi-Biofloc như cách ủ vi sinh để tạo floc, cách duy trì floc, nguồn cacbon cung cấp để tạo floc, ưu điểm và hạn chế của công nghệ Semi-Biofloc, việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ sục khí trong ao nuôi tôm áp dụng công nghệ Semi-Biofloc…

Xem thêm
Nuôi cá chim vây vàng VietGAP 6 tháng, năng suất đạt 10,8 tấn/ha

Hà Tĩnh Sau 6 tháng thả nuôi, cá chim vây vàng đạt trọng lượng trung bình 0,6 kg/con, năng suất bình quân 10,8 tấn/ha, giá bán từ 130.000 - 140.000 đồng/kg.

Hiện đại hóa ngành thủy sản góp phần chống khai thác IUU

THANH HÓA Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu cá, góp phần tăng sản lượng, giảm tổn thất.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.