| Hotline: 0983.970.780

Hơn 3.200 vụ vi phạm về đê điều

Thứ Sáu 24/12/2010 , 09:55 (GMT+7)

Ngày 23/12, tại Hải Phòng, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão, Tổng cục Thủy lợi đã tổ chức hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện Luật Đê điều.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Trần Quang Hoài - Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão nhấn mạnh: Từ khi Luật Đê điều được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007 đến nay, qua 3 năm triển khai thực hiện có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện và quản lý đê, bảo vệ an toàn hệ thống đê, hành lang thoát lũ được giảm thiểu.

Tuy nhiên, Luật Đê điều đã bộc lộ rất nhiều những vấn đề tồn tại từ thực tế quản lý, triển khai thực hiện ở các địa phương. Hội nghị là dịp để các cơ quan chuyên môn, các địa phương cùng nhìn nhận, bàn bạc nhằm báo cáo Chính phủ, Quốc hội để điều chỉnh luật, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và từng địa phương trong giai đoạn hiện nay.

Theo báo cáo Cục Quản lý Đê điều và PCLB, tình hình vi phạm pháp luật về đê điều ở nhiều địa phương trong 3 năm qua đã được hạn chế. Tuy nhiên, ở một số địa phương, đặc biệt là những khu vực ven đê, bãi sông có dân cư sinh sống, đê qua khu đô thị, khu dân cư, tình hình vi phạm pháp luật về đê điều vẫn còn diễn biến phức tạp. Trong 3 năm, tổng số vụ vi phạm pháp luật đê điều là 3.225 vụ, số vụ đã được xử lý là 532 vụ, chiếm xấp xỉ 17% số vụ, còn tồn đọng là 2.691 vụ. Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng số vụ vi phạm không giảm và số vụ vi phạm đã được xử lý, giải quyết thấp do Luật Đê điều có nhiều vấn đề chưa xử lý được.

Tại hội nghị, phần lớn tham luận của đại diện các địa phương đề cập đến tình hình vi phạm đê điều trên địa bàn, những khó khăn vướng mắc khi triển khai thực hiện Luật Đê điều. Các địa phương cũng đề xuất, kiến nghị hướng giải quyết nhằm giảm thiểu vi phạm đê điều trong thời gian tới.

Xem thêm
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh chính sách tín dụng đối với lâm sản, thủy sản

Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT chủ động chỉ đạo các giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn, bảo đảm sản xuất, thúc đẩy, tiêu thụ, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.

Siết chặt khai thác nước ngầm, bảo vệ 'túi' nước ngọt ở ĐBSCL

Nước ngầm - nguồn nước ngọt dự trữ lớn cho ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ bị nhiễm mặn. Giải pháp lâu dài kiểm soát, ngăn chặn khai thác nước ngầm cần được tính toán.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tặng 72.000 chai nước suối cho người dân vùng hạn, mặn

ĐBSCL Lực lượng Công an 2 tỉnh Kandal và An Giang phối hợp với chính quyền địa phương trao tận tay người dân bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn 72.000 chai nước suối.