| Hotline: 0983.970.780

Hơn 5.600 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Thứ Năm 23/12/2021 , 20:12 (GMT+7)

Chiều 23/12, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương tổ chức hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành năm 2021 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2022.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam biểu dương những kết quả mà Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương đã đạt được trong năm 2021. Ảnh: Trung Quân.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam biểu dương những kết quả mà Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương đã đạt được trong năm 2021. Ảnh: Trung Quân.

Ông Nguyễn Minh Tiến, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, cho biết, trong năm 2021, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã hoàn thành vượt tất cả các mục tiêu được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao.

Cụ thể, cả nước có 5.615 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), chiếm 68,2% (tăng 5,8% so với năm 2020). Trong đó, có 503 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 43 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, bình quân cả nước đạt 17 tiêu chí/xã (tăng 0,6 tiêu chí so với năm 2020).

Có 213 đơn vị cấp huyện thuộc 54 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ đạt chuẩn NTM (tăng 40 đơn vị so với năm 2020). 14 tỉnh có 100% số đơn vị đạt chuẩn NTM, trong đó, Nam Định, Đồng Nai, Hưng Yên đã được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. 3 tỉnh, thành phố có 100% số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM là Thái Bình, Cần Thơ, Hải Dương đang hoàn thiện thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ công nhận cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Đối với việc triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, cả nước đã có 62 tỉnh, thành phố tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm, công nhận hơn 5.400 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên (vượt hơn 1.400 sản phẩm so với kế hoạch).

Trong đó, sản phẩm đạt 3 sao (chiếm 62,6%), 4 sao (35,8%), tiềm năng 5 sao (1,6%). Hơn 2.900 chủ thể tham gia, trong đó hợp tác xã (chiếm 38,8%), doanh nghiệp (27,4%), cơ sở sản xuất (31,5%), còn lại là tổ hợp tác. Đến nay, có 20 sản phẩm OCOP 5 sao đã được Bộ NN-PTNT công nhận năm 2020.

Về huy động nguồn lực thực hiện chương trình, đến hết tháng 11/2021 cả nước huy động được 449.157 tỷ đồng từ các nguồn lực (bằng 97,6% so với năm 2020).

Cũng theo ông Nguyễn Minh Tiến, trên cơ sở những kết quả đạt được trong năm 2021, năm 2022 phấn đấu cả nước có khảng 73% xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 6% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao và kiểu mẫu; có ít nhất 235 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM (tăng trên 20 đơn vị cấp huyện so với năm 2021); 7-8 tỉnh, thành phố được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; khoảng 6.500 sản phẩm được chuẩn hóa theo bộ tiêu chí sản phẩm OCOP (tăng 1.100 sản phẩm so với năm 2020).

Cả nước có 5.615 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 68,2% (tăng 5,8% so với năm 2020).

Cả nước có 5.615 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 68,2% (tăng 5,8% so với năm 2020).

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam biểu dương những kết quả mà Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương đã đạt được trong năm 2021.

Theo Thứ trưởng, mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức như dịch bệnh Covid-19, khối lượng văn bản, dự thảo hướng dẫn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt rất nhiều... Tuy nhiên, với sự đoàn kết, nhiệt huyết, công tác phối hợp triển khai công việc giữa các thành viên trong Văn phòng và giữa Văn phòng với các đơn vị liên quan rất hiệu quả, chuyên nghiệp.

Trên cơ sở đó, Thứ trưởng Trần Thanh Nam lưu ý, mảng nông thôn có những đặc thù rất riêng biệt khi liên quan tới nhiều lĩnh vực như chính trị, xã hội, khoa học công nghệ, môi trường, du lịch, kinh tế, OCOP, an ninh trật tự… Do đó, khối lượng công việc trong năm 2022 sẽ rất lớn, đòi hỏi mỗi thành viên của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, phải phát huy tối đa tinh thần đoàn kết, công tâm, nhiệt huyết với công việc, thì mới có thể hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.

Thứ trưởng lưu ý, công tác thẩm định nông thôn mới phải được theo dõi chặt chẽ, đánh giá công tâm, chính xác hơn nữa. Văn phòng cũng cần xây dựng kế hoạch phối hợp cụ thể với các đơn vị liên quan, chủ động chuẩn bị mọi vấn đề để khi triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới sẽ thuận lợi và đạt hiệu quả tối ưu.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Cách làm hay ở Bắc Giang [Bài 1]: Cán bộ làm gương

Khéo léo tuyên truyền vận động nhân dân, sáng tạo trong cách làm, xã Xuân Cẩm đã thực hiện được tiêu chí khó trong xây dựng NTM nâng cao, đó là hiến đất '0 đồng'.

Biến lá bồ đề thành sản phẩm tranh độc đáo

Sóc Trăng Khai thác giá trị từ lá bồ đề, thanh niên trẻ sáng tạo ra sản phẩm tranh trang trí độc đáo, được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Sóc Trăng.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm