| Hotline: 0983.970.780

Đăk Lăk khởi sắc sau 10 năm thực hiện nông thôn mới

Thứ Năm 23/12/2021 , 07:20 (GMT+7)

Sau 10 năm thực hiện nông thôn mới, Đăk Lăk đã đạt được sự đồng thuận, đóng góp của người dân để góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn vùng quê.

Sau 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), Đăk Lăk đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ; diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, chất lượng cuộc sống người dân ngày một nâng lên.

Việc triển khai chương trình không chỉ làm thay đổi bộ mặt nông thôn tại các địa phương trên địa bàn tỉnh mà còn góp phần làm thay đổi nhận thức, thu hút được sự tham gia của người dân tự nguyện, đóng góp sức người, sức của để xây dựng quê hương.

Ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc NN-PTNT tỉnh Đăk Lăk cho biết, sau 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, phong trào đã lan tỏa một cách mạnh mẽ trong toàn dân.

Theo ông Dương, Đăk Lăk xác định xây dựng NTM là một chương trình trọng tâm để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của tỉnh, ngay từ những năm đầu thực hiện. Do đó, địa phương đã chủ động, quyết tâm huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, phát huy tính sáng tạo, vai trò chủ thể của người dân để xây dựng NTM.

Sau 10 năm thực hiện MTQG xây dựng NTM, đời sống người dân được nâng cao. Ảnh: Quang Yên.

Sau 10 năm thực hiện MTQG xây dựng NTM, đời sống người dân được nâng cao. Ảnh: Quang Yên.

“Sau hơn 10 năm thực hiện NTM, địa phương đã huy động hơn 42 nghìn tỷ đồng (trong đó các hộ dân đã đóng góp tiền mặt khoảng hơn 2,85 nghìn tỷ đồng, hiến trên 1,7 triệu m2 đất, hơn 252 nghìn ngày công lao động...). Từ những đóng góp này, cơ quan chức năng đã xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu ở nông thôn như đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, sân thể thao, nhà văn hóa. Do đó, bộ mặt vùng nông thôn Đăk Lăk đã có nhiều thay đổi”, ông Dương nói.

Vị giám đốc sở cho biết thêm, tổng kết giai đoạn 2011-2020, Đăk Lăk có 66 xã đạt chuẩn NTM, chiếm tỷ lệ 43,42%, đạt và vượt so với kế hoạch Trung ương và HĐND tỉnh giao trong giai đoạn 2016-2020 có 40% số xã đạt chuẩn NTM; bình quân đạt 15,52 tiêu chí/xã (vượt 1,14 tiêu chí so với kế hoạch), có một đơn vị là TP Buôn Ma Thuột đã hoàn thành nhiệm vụ NTM.

Còn trong năm 2021, lũy kế toàn tỉnh có 70 xã đạt chuẩn NTM (trong đó 69 xã đã được UBND tỉnh ban hành quyết định công nhận), toàn tỉnh đạt 2.382 tiêu chí/2.888 tiêu chí, bằng 82,47%; bình quân toàn tỉnh đạt 15,67 tiêu chí/xã. Lũy kế có 46 sản phẩm OCOP, trong đó có 7 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 39 sản phẩm đạt hạng 3 sao (ước cuối năm có 78 sản phẩm OCOP được UBND tỉnh ban hành quyết định công nhận).

Tuy nhiên, vị này cũng thừa nhận bên cạnh các thành tựu, kết quả đã đạt được, Chương trình NTM còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế, như: công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch chưa đồng bộ; cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn chuyển dịch còn chậm; sự chênh lệch khoảng cách về phát triển kinh tế - xã hội giữa các xã khu vực I, II, III của tỉnh còn lớn, nhiều xã mới đạt chuẩn tiêu chí ở mức tối thiểu, công tác duy trì bền vững kết quả các tiêu chí đạt chuẩn của một số xã còn chưa cao; phong trào xây dựng nông thôn mới một số địa phương có phần chững lại sau khi đạt chuẩn NTM...

Các đại biểu tham quan sản phẩm được gắng sao OCOP tỉnh Đăk Lăk năm 2021. Ảnh: Quang Yên.

Các đại biểu tham quan sản phẩm được gắng sao OCOP tỉnh Đăk Lăk năm 2021. Ảnh: Quang Yên.

Để khắc phục những vấn đề này, Đăk Lăk sẽ thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn phát triển kinh tế nông thôn với công nghiệp, dịch vụ, quá trình đô thị hóa đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và NTM cấp thôn, buôn; thực hiện có hiệu quả chương trình OCOP...

Từ những định hướng trên, ông Nguyễn Hoài Dương cho biết Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 tại tỉnh Đăk Lăk có ý nghĩa hết sức quan trọng.

“Địa phương phấn đấu đến năm 2025, có trên 65% số xã đạt chuẩn NTM; ít nhất 4/15 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,3 lần so với năm 2020; có ít nhất 200 sản phẩm OCOP được cấp thẩm quyền cấp chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên; đầu tư cơ sở hạ tầng... Nếu đạt được các tiêu chí trên, Đăk Lăk sẽ sớm hoàn thành MTQG về xây dựng NTM”, ông Nguyễn Hoài Dương cho biết.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Cách làm hay ở Bắc Giang [Bài 1]: Cán bộ làm gương

Khéo léo tuyên truyền vận động nhân dân, sáng tạo trong cách làm, xã Xuân Cẩm đã thực hiện được tiêu chí khó trong xây dựng NTM nâng cao, đó là hiến đất '0 đồng'.

Biến lá bồ đề thành sản phẩm tranh độc đáo

Sóc Trăng Khai thác giá trị từ lá bồ đề, thanh niên trẻ sáng tạo ra sản phẩm tranh trang trí độc đáo, được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Sóc Trăng.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm