| Hotline: 0983.970.780

Sản phẩm OCOP phát huy nội lực xây dựng nông thôn mới

Thứ Năm 23/12/2021 , 07:23 (GMT+7)

Tỉnh Kiên Giang xác định sản phẩm OCOP giúp phát huy nội lực, nâng cao thu nhập cho người dân và đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới.

Lợi thế phát triển sản phẩm OCOP

Sáng 20/12, tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị đánh giá phân hạng sản phẩm chương trình mỗi xã một sản phẩm – OCOP đợt 2 năm 2021. Đợt này có 36 sản phẩm của 16 chủ thể là công ty, hợp tác xã và hộ sản xuất kinh doanh tham gia. Các sản phẩm thuộc ngành hàng thực phẩm, thảo dược và đồ uống, như: gạo, nước mắm truyền thống, hồ tiêu, cá chả, cá khô, mật ong, tinh dầu, rượu, trà…

Tỉnh Kiên Giang rất phong phú về các sản phẩm nông nghiệp, trong đó có nhiều sản phẩm được đầu tư sản xuất, trở thành sản phẩm OCOP, mang lại giá trị kinh tế cao. Ảnh: Trung Chánh.

Tỉnh Kiên Giang rất phong phú về các sản phẩm nông nghiệp, trong đó có nhiều sản phẩm được đầu tư sản xuất, trở thành sản phẩm OCOP, mang lại giá trị kinh tế cao. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở NN-PTNT, Phó Chủ tịch Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Kiên Giang cho biết, là tỉnh nông nghiệp, với 3 vùng sinh thái: Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu và U Minh Thượng, lợi thế về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt… Trong đó, có nhiều sản phẩm được đầu tư sản xuất, trở thành sản phẩm OCOP, mang lại giá trị kinh tế cao.

Kiên Giang hiện có trên 60 làng nghề. Đến nay, đã công nhận được 38 nghề truyền thống, 2 làng nghề và 3 làng nghề truyền thống. Hoạt động làng nghề chủ yếu là chế biến nông, lâm sản trên cơ sở nguồn nguyên liệu sẵn có. Một số làng nghề có từ lâu đời được duy trì, phát triển tốt như: Nước mắm Phú Quốc hình thành cách đây 100 năm, rượu Kênh 5 (Tân Hiệp) hình thành cách đây trên 60 năm…

Tỉnh Kiên Giang có 12 huyện và 3 thành phố, trong đó Phú Quốc là thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam, với nhiều hòn đảo nhỏ, có cảnh quan thiên nhiên thuận lợi phát triển du lịch, được xem là trung tâm du lịch, là cơ hội để quảng bá sản phẩm, là thị trường tiêu thụ nông thủy sản tiềm năng của tỉnh.

Phát huy những tiềm năng lợi thế, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và sự nỗ lực của nhân dân, những năm qua kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đã có bước phát triển khá. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh rất đa dạng, mà chủ lực là trồng lúa và nuôi trồng, khai thác thủy sản...

Tổng diện tích gieo trồng lúa năm 2021 trên là 715.000 ha, sản lượng thu hoạch ước đạt hơn 4,5 triệu tấn, lúa chất lượng cao chiếm khoảng 94%. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản kế hoạch năm 2021 là 799.000 tấn.

UBND tỉnh Kiên Giang đã phê duyệt Đề án Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm - OCOP" giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025. Trong đó, đối tượng thực hiện gồm sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương, lấy chủ thể kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân làm nòng cốt.

Các thành viên Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP tỉnh Kiên Giang chấm sản phẩm dự thi chương trình mỗi xã một sản phẩm – OCOP đợt 2 năm 2021. Ảnh: Trung Chánh.

Các thành viên Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP tỉnh Kiên Giang chấm sản phẩm dự thi chương trình mỗi xã một sản phẩm – OCOP đợt 2 năm 2021. Ảnh: Trung Chánh.

Sở NN-PTNT chủ động phối hợp các huyện, thành phố đã tập trung hướng dẫn các chủ thể sản xuất trong thực hiện Chương trình OCOP nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sản phẩm của địa phương. Đợt 1, Hội đồng phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đã thông qua 54 sản phẩm đã được UBND tỉnh phê duyệt 48 sản phẩm đạt hạng 3-4 sao. Có 6 sản phẩm trình trung ương hạng 5 sao dự thi sản phẩm OCOP cấp quốc gia. Lần này có 9 huyện và thành phố thông qua Hội đồng phân hạng sản phẩm với 36 sản phẩm đủ điều kiện đăng ký dự thi sản phẩm cấp tỉnh.

Tăng số xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Ông Huỳnh Thanh Liêm, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, Phó chánh Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Kiên Giang cho biết, trong xây dựng nông thôn mới, các cấp, các ngành, địa phương tiếp tục quan tâm chỉ đạo, được nhân dân nhiệt tình ủng hộ. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho chương trình được tăng cường, cùng với huy động nguồn lực lồng ghép của các ngành, địa phương để tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, phát triển sản xuất có bước phát triển khá hơn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân.  

Sở NN-PTNT Kiên Giang chủ động phối hợp các huyện, thành phố đã tập trung hướng dẫn các chủ thể sản xuất trong thực hiện Chương trình OCOP nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sản phẩm của địa phương. Ảnh: Trung Chánh.

Sở NN-PTNT Kiên Giang chủ động phối hợp các huyện, thành phố đã tập trung hướng dẫn các chủ thể sản xuất trong thực hiện Chương trình OCOP nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sản phẩm của địa phương. Ảnh: Trung Chánh.

Thực tiễn hơn 13 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 26 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, 12 năm triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, và quá trình cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã mang lại những kết quả tích cực. Năm 2021 tiếp túc đánh dấu sự thành công với 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới (vượt 2 xã so với kế hoạch), xây dựng thêm 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới… Đến nay, toàn tỉnh có 96/116 xã và 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Theo ông Liêm, để giúp các địa phương phát huy nội lực trong xây dựng nông thôn mới, ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng, còn tập trung hỗ trợ tổ chức, phát triển sản xuất. Đơn vị đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang và các địa phương tiếp tục thực hiện 2 dự án phát triển sản xuất năm 2020 chuyển tiếp sang 2021. Cụ thể, dự án “Sản xuất lúa, tôm giảm chi phí, an toàn theo cánh đồng lớn" từ nguồn vốn sự nghiệp đối ứng của tỉnh. Dự án “Phát triển sản xuất cánh đồng lớn trên lúa, tôm-lúa từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương. Đồng thời, đang trình UBND tỉnh phê duyệt thuyết minh dự án phát triển sản xuất, triển khai thực hiện dự án “Cánh đồng lớn sản xuất tôm - lúa".

Phát triển mãnh kinh tế tập thể, toàn tỉnh hiện nay có 413 hợp tác xã, với 34.240 thành viên tham gia, tổng diện tích sản xuất là 59.816 ha. Thời gian qua, Sở NN-PTNT đã phối hợp với Sở Công thương, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và các địa phương làm cầu nối - giới thiệu nhiều công ty ký hợp đồng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm với 219 hơp tác xã, tổng diện tích trên 37.000 ha. Cách liên kết này giúp cả 3 bên doanh nghiệp, xã viên và hợp tác xã cùng có lợi, thành viên an tâm sản xuất, phấn khởi tin tưởng hơn vào mô hình hợp tác xã kiểu mới.

Kiên Giang hiện có trên 60 làng nghề, đến nay đã công nhận được 38 nghề truyền thống, 2 làng nghề và 3 làng nghề truyền thống, hoạt động của làng nghề tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Trung Chánh.

Kiên Giang hiện có trên 60 làng nghề, đến nay đã công nhận được 38 nghề truyền thống, 2 làng nghề và 3 làng nghề truyền thống, hoạt động của làng nghề tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Trung Chánh.

Từ đó, làm tăng nhanh số xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, vượt kế hoạch đề ra. Trong năm, ngành chức năng đã tổ chức thẩm tra mức độ đạt tiêu chí huyện nông thôn mới đối với huyện Vĩnh Thuận, Giồng Riềng và Gò Quao. Đồng thời, tiếp và làm việc với Đoàn thẩm định Trung ương về thẩm định hồ sơ, khảo sát huyện Vĩnh Thuận đạt chuẩn nông thôn mới, thành phố Hà Tiên hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. 

Thẩm định 22 xã thuộc các huyện, thành phố: An Minh, An Biên, Hòn Đất, Châu Thành, Giang Thành, Kiên Lương và thành phố Phú Quốc. Hướng dẫn huyện Kiên Lương chuẩn bị hồ sơ thẩm tra huyện đạt chuẩn nông thôn mới và xã Vĩnh Điều huyện Giang Thành đạt chuẩn xã nông thôn mới.

Số xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh Kiên Giang tăng nhanh, vượt kế hoạch đề ra, hiện đang hoàn thiện hồ sơ huyện Vĩnh Thuận và thành phố Hà Tiên trình Hội đồng thẩm định Trung ương xét công nhận đạt chuẩn/hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Trung Chánh.

Số xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh Kiên Giang tăng nhanh, vượt kế hoạch đề ra, hiện đang hoàn thiện hồ sơ huyện Vĩnh Thuận và thành phố Hà Tiên trình Hội đồng thẩm định Trung ương xét công nhận đạt chuẩn/hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Trung Chánh.

Tham dự lễ công bố huyện Giồng Riềng, Gò Quao đạt chuẩn huyện nông thôn mới và 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Bãi Thơm, Cửa Dương (thành phố Phú Quốc), Vân Khánh Đông, Thuận Hòa (huyện An Minh), Lình Huỳnh, Mỹ Phước, Nam Thái Sơn (huyện Hòn Đất), Đông Thái, Nam Thái (huyện An Biên), Thạnh Lộc, Minh Hòa (huyện Châu Thành).

Phấn đấu trong năm năm 2022 sẽ thực hiện và tham mưu UBND tỉnh công nhận thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, có 3 xã đạt chuẩn nâng cao, 1 xã kiểu mẫu và đề nghị Trung ương xét công nhận huyện Kiên Hải đạt chuẩn nông thôn mới.

Đối với huyện nông thôn mới, đến nay có 3/15 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: huyện Tân Hiệp, Giồng Riềng và Gò Quao. Đang hoàn thiện hồ sơ huyện Vĩnh Thuận và thành phố Hà Tiên trình Hội đồng thẩm định Trung ương xét công nhận đạt chuẩn/hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Xây dựng xã nông thôn mới, trong năm 2021 đã công nhận 11 xã (kế hoạch 9 xã) đạt chuẩn nông thôn mới và đang hoàn tất hồ sơ thẩm định thêm 6 xã: Tây Yên, Nam Thái A, Hưng Yên (huyện An Biên), Đông Hoà, Đông Hưng A, Tân Thạnh (huyện An Minh). Lũy kế đến cuối năm 2021 toàn tỉnh có 96/117 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bình quân các xã đã đạt 18,4 tiêu chí/xã.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm