| Hotline: 0983.970.780

'Hồn nhiên' giao rừng tự nhiên cho dự án trồng mắc ca ở Hướng Hóa!

Thứ Ba 14/11/2017 , 14:15 (GMT+7)

Rừng tự nhiên là bất khả xâm phạm. Tuy nhiên, ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), chính quyền “hồn nhiên” giao rừng tự nhiên cho DN để trồng mắc ca mà không hề hay biết. Sự việc chỉ được sáng tỏ khi DN tổ chức đền bù, giải phóng mặt bang (GPMB) diện tích rừng này.

Cấp sổ đỏ cho rừng tự nhiên (?!)

Xin được nhắc lại, tháng 9/2017, Báo NNVN đã có loạt bài dài kỳ “Những chuyện bất thường ở Quảng Trị”, phản ánh việc UBND tỉnh Quảng Trị, huyện Hướng Hóa và các ban ngành gây nhiều khó khăn cho các DN đầu tư vào nông nghiệp, trong đó có dự án trồng mắc ca tại huyện Hướng Hóa.

DN quá mệt mỏi với dự án đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn Quảng Trị

Mới đây, Cty TNHH My Anh – Khe Sanh, được giao thực hiện dự án trồng cây mắc ca trên địa bàn, phát hiện một phần diện tích lớn trong 587 ha đất mà DN này đã được cấp sổ đỏ, là đất rừng tự nhiên. Trong biên bản làm việc giữa các bên, ngày 24/10/2017, gồm Sở TN-MT tỉnh, Kiểm lâm tỉnh, UBND huyện Hướng Hóa…, qua kiểm tra thực tế, trong phạm vi ranh giới đã giao cho Cty My Anh có tới 85 ha đất rừng tự nhiên nằm giáp bản Mới, xã Đakrông và khu vực ven sông Rào Quán, giáp đập thủy điện Hạ Rào Quán.

Cuộc làm việc đã thống nhất giao UBND huyện Hướng Hóa chỉ đạo Phòng TN- MT huyện kiểm tra, xác định cụ thể trên thực địa để bóc tách phần diện tích đất có rừng tự nhiên đã nêu, trên cơ sở đó báo cáo UBND tỉnh thu hồi. Ngoài ra, phối hợp với UBND xã Tân Hợp rà soát hồ sơ, xác định kinh phí đã bồi thường, hỗ trợ diện tích rừng tự nhiên để thu hồi tiền bồi thường, hỗ trợ trả lại Cty My Anh.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc xác định phần rừng tự nhiên cũng như thu hồi kinh phí đền bù vẫn chưa được thực hiện. Câu hỏi được đặt ra là, ai đã ký cấp rừng tự nhiên cho Cty My Anh? Trách nhiệm tập thể và cá nhân đến đâu khi để diện tích lớn rừng tự nhiên bị tàn phá?

Cũng trong một diễn biến có liên quan, nhiều diện tích đất mà DN này đã tổ chức đền bù, GPMB phải chi tiền đến 3 lần mà chưa nhận được đất để trồng mắc ca. Trái ngang hơn, một số thửa đất mà Cty đã trồng mắc ca được 3 năm tuổi, thì chính quyền không có động thái hỗ trợ bảo vệ, để người dân địa phương, trâu bò phá hoại hầu như toàn bộ, gây thiệt hại rất lớn.
 

Điệp khúc “gia hạn rồi… gia hạn”

Ông Huỳnh Văn Trí, công dân Úc, Chủ tịch Cty TNHH My Anh - Khe Sanh đã có thư thỉnh nguyện gửi đến ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị với câu hỏi: “Khi nào giao đủ đất cho Cty để Cty khai hoang trồng cây?”. Cùng với đó là hàng loạt vướng mắc đã và đang đẩy DN vào bế tắc.

Được biết, từ năm 2014, UBND tỉnh Quảng Trị cho thuê đất và cấp sổ đỏ cho Cty này 528 ha trồng cây mắc ca. Để có sổ đỏ đó, ông Huỳnh Văn Trí đã giải ngân số tiền đền bù, hỗ trợ gần 7,3 tỷ đồng.  Điều bất thường là, Cty đã giải ngân theo hồ sơ do UBND huyện Hướng Hóa lập với 6,1 tỷ đồng; nhưng sau đó cũng chính UBND huyện này yêu cầu DN phải giải ngân thêm 1,2 tỷ đồng bồi thường cho diện tích đã được bồi thường lần 1.

Và mới đây, UBND huyện Hướng Hóa lại yêu cầu nhà đầu tư bồi thường thêm 1,472 tỉ đồng cho chính diện tích đã có trong sổ đỏ và đã được bồi thường 2 lần. Ngày 19/6/2017, ông Hà Sỹ Đồng giao Sở TN- MT hoàn thành thủ tục thu hồi các thửa đất số 19, 54, 215 thuộc rừng phòng hộ với 8,32ha giao cho Công ty My Anh - Khe Sanh, hoàn thành trong tháng 6/2017. Nhưng đến nay, Cty vẫn chưa được giao đất.

Ngày 16/8/2016, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Chính ký văn bản số 3286/UBND-TN thống nhất chủ trương giao đất đợt 2 cho Cty với diện tích khoảng 200 - 250ha trong tổng số 1.500ha theo giấy chứng nhận đầu tư tại khu vực thôn Tân Xuyên, xã Tân Hợp để thực hiện dự án trồng cây mắc ca.

Nhưng ngày 23/8/2017, UBND huyện Hướng Hóa có chủ trương thu hồi 211,3ha tại thôn Tân Xuyên, xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa cho các hộ dân thôn Tà Đủ - xã Tân Hợp và Bản Prô - xã Hướng Tân. Cty My Anh đặt câu hỏi, đất này có phải là diện tích đất mà UBND tỉnh đã có chủ trương cấp đợt 2 cho Cty không, nếu vậy thì giải quyết như thế nào?

Ban lãnh đạo Cty My Anh - Khe Sanh nói rằng, trong khi số tiền đền bù 2 lần trên cùng một diện tích chưa được UBND huyện Hướng Hóa thu hồi do việc đền bù sai theo kết luận của UBND tỉnh Quảng Trị, thì nay phát sinh thêm nhiều chục hộ đòi đền bù lần thứ 3 trên cùng một diện tích đã được đền bù.

Mới đây nhất, ngày 3/11/2017, Phó Chủ tịch Hà Sỹ Đồng lại một lần nữa có văn bản (lần gia hạn thứ 17) yêu cầu giải quyết dứt điểm phương án giao đất cho Cty My Anh trước ngày 15/11 nhưng đến nay, vẫn "án binh bất động".

Báo NNVN đã đăng loạt bài phản ánh những chuyện bất thường ở Quảng Trị, từ thu hút đầu tư đến những sai phạm trong xây dựng cơ bản. Sau khi báo nêu, tỉnh đã điều chuyển Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa Võ Thanh sang công tác tại Huyện ủy Hướng Hóa, đồng thời điều chuyển Phó GĐ Sở TN- MT về làm Chủ tịch UBND huyện. Các quyết định có hiệu lực từ 1/11/2017.

 

Xem thêm
Yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan cho ớt xuất khẩu Đài Loan

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm ghi chú phương pháp thử, đơn vị thử nghiệm.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Agribank  trao 50 phần quà cho các gia đình khó khăn

50 hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang vừa được nhận quà từ Agribank.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.