| Hotline: 0983.970.780

Đầu tư 'nhầm', doanh nghiệp ăn quả đắng ở Quảng Trị

Thứ Ba 12/09/2017 , 13:15 (GMT+7)

Không chỉ dự án mắc ca và các dự án hạ tầng, một DN tại TP Hồ Chí Minh, theo đề nghị của chính quyền Quảng Trị, đã dang tay cứu một DN khác trên địa bàn bị phá sản. Nhưng chính DN đi cứu lại đang phải cầu cứu vì… đầu tư nhầm chỗ.

Chính quyền “xui dại”

Năm 2011, theo đề nghị của chính quyền địa phương về việc hỗ trợ giải quyết những khó khăn của Cty TNHH MTV Vinacafe Quảng Trị, DN chủ lực tại địa phương, đang bị phá sản; đồng thời góp phần cho sự phát triển kinh tế- xã hội và tạo công ăn việc làm ổn định cho đồng bào các xã tại huyện Hướng Hóa có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, Cty CP Cao su Khe Sanh (Cty Khe Sanh) đồng ý tham gia đấu giá mua tài sản của Cty TNHH MTV Vinacafe Quảng Trị do hai Ngân hàng NN- PTNT huyện Hướng Hóa và Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Trị, phát mãi.

13-22-34_img_0042
Cty Khe Sanh ăn quả đắng khi đầu tư nhầm vào Cty Vinacafe Quảng Trị

Để đảm bảo tài sản mua đấu giá được minh bạch, không có tranh chấp, Cty Khe Sanh đã đề nghị chính quyền địa phương, Cty Vinacafe Quảng Trị và các ngân hàng phát mãi tài sản nói trên phải tiến hành thanh lý tất cả các hợp đồng giao khoán do Cty Vinacafe Quảng Trị đã ký kết với các hộ dân.

Ngày 26/4/2011, tại UBND xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, các bên liên quan đã tổ chức cuộc họp về việc thanh lý hợp đồng giao khoán vườn cà phê để chuyển giao cho nhà đầu tư mới.

Tại cuộc họp, đại diện chính quyền địa phương và các bên có liên quan đã thống nhất thanh lý toàn bộ các hợp đồng giao khoán cho các hộ dân để chuyển giao vườn cây cà phê cho Cty Khe Sanh. Sau đó phía Cty Vinacafe Quảng Trị đã cung cấp các biên bản thanh lý hợp đồng với các hộ dân và chính quyền địa phương cũng đã xác nhận việc thanh lý hợp đồng với các hộ dân.

Ngày 17/6/2011, tại phiên đấu giá tài sản do Cty TNHH Định giá bất động sản và Đấu giá E-XIM tổ chức, Cty Khe Sanh đã trúng đấu giá mua lại tài sản bán đấu giá của Cty Vinacafe Quảng Trị. Tài sản bao gồm vườn cây cà phê đang khai thác 253ha, nhà máy chế biến cà phê quả tươi và nhà văn phòng làm việc với giá trị tài sản bán đấu giá 40,1 tỷ đồng.

Ngày 17/6/2011, các bên liên quan đã ký kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và đã được Phòng Công chứng tỉnh Quảng Trị chứng thực. Sau khi ký kết hợp đồng mua tài sản bán đấu giá, Cty Khe Sanh đã chuyển đủ số tiền mua tài sản đấu giá cho các ngân hàng, cụ thể: Ngân hàng NN- PTNT huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị gần 24,7 tỷ đồng; Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Trị hơn 15,4 tỷ đồng.

Từ tháng 4/2015, Cty Khe Sanh đã gửi văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ phản ánh về vụ việc Cty đấu giá và chuyển toàn bộ tiền chi trả hơn 40 tỷ đồng cho ngân hàng nhưng chưa được tiếp nhận 253ha đất như cam kết. Ngay trong tháng 5/2015, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo UBND tỉnh Quảng Trị xem xét giải quyết kiến nghị của DN và có báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, đã hơn 2 năm trôi qua, sự việc một lần nữa bị chìm vào quên lãng.

Sau khi chuyển trả đủ số tiền nói trên, Cty Khe Sanh tiến hành công tác nhận bàn giao, lập các thủ tục sang tên quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất của các tài sản mua đấu giá. Nhưng trong quá trình thực hiện công tác nhận bàn giao tài sản, Cty gặp rất nhiều khó khăn, bị các hộ dân trước đây ký hợp đồng nhận khoán với Cty Vinacafe Quảng Trị cản trở việc đo đạc.

Liên tiếp trong 6 năm, từ 2011 đến nay, Cty Khe Sanh đã có hàng chục văn bản, đơn kêu cứu… gửi UBND tỉnh Quảng Trị, UBND huyện Hướng Hóa và UBND xã Ba Tầng đề nghị được hỗ trợ. Tuy nhiên, đáp lại sự trông chờ của DN, chính quyền vẫn chưa có những động thái thực sự tích cực mà chỉ là những văn bản, mệnh lệnh… trên giấy.

Ngày 15/02/2012, UBND tỉnh Quảng Trị có văn bản số 272/UBND-NN về việc giải quyết kiến nghị của công dân liên quan đến việc nhận khoán vườn cây cà phê với Cty Vinacafe Quảng Trị.

Ngày 5/3/2012, Huyện ủy Hướng Hóa có thông báo số 51-TB/HU về việc thông báo kết luận Hội nghị Ban Thường vụ Huyện ủy phiên bất thường liên quan đến đơn khiếu kiện của các hộ dân nhận khoán vườn cây cà phê với Cty Vinacafe Quảng Trị.

Ngày 21/3/2012, UBND tỉnh Quảng Trị có văn bản số 680/UBND-NN về việc giải quyết kiến nghị của công dân liên quan đến việc nhận khoán vườn cây cà phê với Cty Vinacafe Quảng Trị…

Cực chẳng đã, mới đây, ngày 12/7/2017, Cty Khe Sanh đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị hỗ trợ DN thu hồi tiền mua tài sản bán đấu giá, đồng thời đề nghị Ngân hàng NN- PTNT huyện Hướng Hóa; Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Trị; Cty TNHH Định giá bất động sản và Đấu giá E-XIM bàn giao tài sản bán đấu giá và bồi thường thiệt hại do chậm bàn giao tài sản.
 

Phá sản vì đầu tư “nhầm”

Theo ông Nguyễn Văn Thành, TGĐ Cty Khe Sanh, đến nay Cty chỉ nhận bàn giao được các tài sản gồm NM chế biến cà phê quả tươi và nhà văn phòng làm việc; còn lại 253 ha cà phê đang khai thác chưa được bên bán tài sản bàn giao theo đúng quy định do các hộ dân trước đây ký hợp đồng nhận khoán với Cty Vinacafe Quảng Trị gây khó khăn, cản trở với lý do là Cty Vinacafe Quảng Trị lừa gạt họ ký biên bản thanh lý chứ họ không biết gì cả, dẫn đến việc các hộ dân khiếu kiện Cty Vinacafe Quảng Trị trong thời gian qua.

13-22-34_img_0046
13-22-34_img_0057
Máy móc, thiết bị không thể đưa vào SXKD vì không có đất trồng nguyên liệu

“Từ đó đến nay, Cty Khe Sanh đã có nhiều cuộc họp, nhiều văn bản gửi chính quyền các cấp của tỉnh Quảng Trị và các cơ quan chức năng nhờ can thiệp việc tiếp nhận 253ha cà phê để tiếp tục đầu tư khai thác, nhưng đến nay vẫn không có kết quả.

Trong khi đó DN phải trả lãi vay của số tiền mua tài sản đấu giá cho các ngân hàng, phải sửa chữa nhà máy và nhà văn phòng làm việc; đồng thời Cty còn thiệt hại rất lớn về tài chính và thời gian, công sức do tài sản mua đấu giá không đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh được”, ông Thành nói.

Quá bức xúc, trong văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Trị, ông Thành đã nhắc đi nhắc lại rằng, trước tình hình kinh tế khó khăn những năm qua, DN đã phải bỏ ra số tiền lớn để hỗ trợ địa phương giải quyết khó khăn của Cty Vinacafe Quảng Trị đang bị phá sản; DN cũng đã rất nỗ lực giải quyết những khó khăn trong việc đưa tài sản mua đấu giá vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng mọi nỗ lực và thiện chí của DN để phát triển kinh tế cho khu vực trọng điểm khó khăn của địa phương không được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Qua những sự việc trên, một lần nữa có thể khẳng định, việc thu hút đầu tư, phát triển DN để giải quyết công ăn việc làm cho nông dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Quảng Trị, đang có vấn đề.

Ngoài sự thiếu trách nhiệm của các đơn vị phát mãi bán đấu giá tài sản; các thông tin liên quan đến tài sản do các ngân hàng, công ty tổ chức bán đấu giá cung cấp cho Cty là không chính xác, không trung thực, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, thì cũng không thể không nhắc đến trách nhiệm của chính quyền.

Tất cả những lý do trên đang đẩy Cty Khe Sanh đến bờ vực phá sản.

Trong hội nghị xúc tiến đầu tư cách đây không lâu, để tháo gỡ những vướng mắc trên, ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, tỉnh đã yêu cầu UBND huyện Hướng Hóa chủ động tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN đầu tư, khai thác lợi thế của địa phương; đồng thời thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của tỉnh.

Bên cạnh đó, huyện phải thành lập ngay Tổ công tác do Chủ tịch UBND huyện làm Tổ trưởng, trực tiếp thực hiện các vấn đề mà UBND tỉnh chỉ đạo về các vướng mắc trong bàn giao đất cho các dự án để đến tháng 7/2016 phải hoàn thành việc bàn giao đất cho các DN đầu tư. Tuy nhiên, đến nay, mọi việc vẫn “dậm chân tại chỗ”.

 

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm