| Hotline: 0983.970.780

Hơn, thua tay nghề

Thứ Sáu 11/01/2013 , 11:18 (GMT+7)

Bước qua tháng Chạp, Tết về cận kề, các nhà vườn đã hái trái cây đợt đầu đưa xuống ghe chở ra chợ bán.

Bước qua tháng Chạp, Tết về cận kề, các nhà vườn đã hái trái cây đợt đầu đưa xuống ghe chở ra chợ bán. Dọc theo sông Cần Thơ, gần chợ Phong Điền các nhà vựa đã thắp đèn nhận mua hàng vào cả ban đêm.

Trái cây đặc sản thắng thế

Một số nhà vườn “thiện nghệ” ở huyện Phong Điền (Cần Thơ) nói: Nhà vườn muốn cầm chắc thế thắng phải giỏi cả hai là đoán đúng thời điểm ra hàng trúng giá và đặc biệt phải giỏi tay nghề cho cây ra trái “hàng cơi” (loại I) thật nhiều.

Ở miền Tây, hàng năm phần lớn vườn cây thuộc vùng nhiệt đới có mùa trái chín từ tháng 3 đến tháng 7. Nhiều năm qua các nhà vườn ứng dụng kỹ thuật thâm canh, cho cây ra hoa đậu trái bán mùa nghịch. Dịp Tết vườn cây được “điều chỉnh” cho trái sớm để giá bán cao hơn mức ngày thường trong năm. Nhờ đó nhiều loại trái cây đặc sản rải đều khắp nhiều tỉnh trong vùng. Nhưng tùy theo từng địa phương do tập trung nhiều vườn cây chuyên chanh nên tạo ưu thế với sản lượng vượt trội.


Trái ngon miền Tây

Nói đến Tiền Giang có vú sữa Lò Rèn, xoài cát Hòa Lộc; Bến Tre có bưởi da xanh, sầu riêng; Đồng Tháp có quýt hồng, nhãn, xoài; Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng có cam sành, bưởi Năm Roi… Trên khắp nẻo đường quê, dưới sông, chợ nổi thuyền ghe mua bán tấp nập, hàng chạy tỏa ra các tỉnh trong vùng. Từ sau mùng 10 tháng chạp, dọc theo các tuyến đường bộ về miền Tây, xe tải đổ về các vựa trái cây đầu mối chuyển hàng đi TP.HCM, các tỉnh miền Trung, miền Bắc.

Ở huyện Phong Điền, TP Cần Thơ có 10.500 ha đất nông nghiệp. Trong đó 6.000 ha cây ăn trái đang hình thành trở lại 5.500 ha vườn cây chuyên canh tập trung cam mật, cam sành, quýt tiều, quýt đường, vú sữa, dâu Hạ Châu, măng cụt. Sản lượng khoảng 60.000 tấn/năm. Vào những ngày cuối năm, chạy xe gắn máy len lỏi quanh co theo đường làng, trái cây treo đầy cành như đong đưa trên đầu.

Ông Ba Y, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Giai Xuân, huyện Phong Điền kể: Chỉ tính riêng vú sữa có tới 3 - 4 giống vú sữa bơ, cà na, vú sữa Lò Rèn, vú sữa tím. Thương lái tới vườn mua vú sữa cà na giống cho trái nhỏ, nhưng trái sai đầy cành bán chợ 10.000 - 12.000 đồng/kg, vú sữa bơ ngon nhưng vỏ mỏng, dễ dập, giá 12.000 đồng/kg. Riêng 2 giống vú sữa Lò Rèn, vú sữa tím luôn bán giá cao hơn gấp đôi (22.000 - 26.000 đồng/kg), do thương lái vận chuyển đường xa bán ra tới Hà Nội.

Thị trường Tết luôn là ẩn số

Dân nhà vườn theo dõi thông tin, thị trường trái cây Tết năm nay dồi dào, phong phú, song vẫn lo lắng vì quá nhiều ẩn số nên khó đoán trước. Trong khi hàng trái cây vú sữa Lò Rèn ngon nhất ở Tiền Giang loại I giá 39.000 đồng/kg; loại II giá 26.000 đồng/kg. Song, thương lái về tới Phong Điền mua vú sữa Lò Rèn, vú sữa tím trái to nhất loại I vẫn rớt giá bằng hàng loại II ở Tiền Giang, giá dưới 26.000 đồng/kg. Có người nói, có thể nhà vườn Tiền Giang gần kề Viện Cây ăn quả miền Nam, có giống trái cây tốt và cao “tay nghề” hơn.

TS Lương Ngọc Trung Lập, Viện Cây ăn quả miền Nam (SOFRI): Vừa qua SOFRI đã hỗ trợ các tỉnh phía Nam xây dựng hơn 20 mô hình SX rau, quả đạt chứng nhận GlobalGAP/VietGAP; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong SX cây ăn trái ở ĐBSCL như: Quy trình SX cây có múi và chuối già sạch bệnh, biện pháp phòng trừ ruồi đục quả; qui trình trồng ổi xen cây có múi; quy trình phòng trừ bệnh chổi rồng trên nhãn; quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh thối gốc, chảy nhựa thân cây trên sầu riêng; quy trình xử lý ra hoa trên nhãn, chôm chôm, sầu riêng, dứa, thanh long”.

Ở ấp Tân Hưng, xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, hai anh em nhà ông Năm Thể có 2,5 ha vườn trồng 220 gốc vú sữa Lò Rèn. Ông Năm Thể băn khoăn, khó hiểu: Vì sao hàng chưa ra chợ Tết vú sữa tím dù bán đắt hơn vú sữa Lò Rèn nhưng giá thấp hơn so Tết năm ngoái 12.000 - 13.000 đồng/kg. Tình hình này một số nhà vườn “nhạy bén” vùng Nam sông Hậu đã tính “ra tay” trước, khoảng rằm tháng Chạp hái trái chở hàng ra chợ, vì nếu chờ đến chợ giáp Tết lo ngại dội chợ, một khi đụng hàng trái cây cam, quýt quá nhiều.

Anh Trần Thái Nghiêm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phong Điền cho rằng: Chăm sóc vườn cây mùa trái Tết hàng năm cho thấy nhà vườn giỏi nghề, quản lý dịch hại tốt, biết cách phòng ngừa đối tượng số 1 là ruồi đục trái sẽ không bao giờ thua cuộc. Nhiều nhà vườn trồng cây cho trái tốt chiếm tỷ lệ nhiều luôn bán trúng giá cao, thu nhập đạt hơn 300 triệu đồng/ha.

Trong khi so với một số nhà vườn do yếu sức đầu tư, chăm sóc vườn cây kém mức thu nhập chỉ đạt chừng 40-80 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, không chỉ có mùa trái Tết, từ mấy tháng trước giá trái cây miệt vườn Phong Điền bán ra các chợ trong vùng có tín hiệu khởi sắc. Khi một số trái cây ngoại nhập lo ngại lạm dụng chất bảo quản, người tiêu dùng đang quay trở lại mua trái cây tươi quê mình, chất lượng đảm bảo ngon lành. Riêng quýt đường ngon, không hạt có lúc bán 36.000 - 39.000 đồng/kg.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm